Những “tỉ lệ vàng” cần lưu ý trong bộ môn nghệ thuật bonsai

Trong bộ môn nghệ thuật bonsai, nhiều người cho rằng không cần tỷ lệ vàng mà để  phát triển theo phong cách tự nhiên . Thực ra mà nói, tỷ lệ vàng không phải là điều bắt buộc, nhưng nó sẽ làm tác phẩm có vẻ hài hòa và  "thuận mắt" hơn.

Tỉ lệ vàng là gì?

Số Phi (φ) xấp xỉ 1,618 được gọi là con số thần thánh. Người ta thấy nó ở hầu hết mọi nơi trong tự nhiên, từ đường xoáy trôn ốc trên quả thông tới cách sắp xếp lá trên những nhánh cây. Người đầu tiên khám phá số Phi lại là De Vinci. Hãy quan sát bức họa nổi tiếng “Vitruvius man” của ông.

Ông là người đầu tiên chứng minh rằng cơ thể con người, nói một cách chính xác theo nghĩa đen, được làm bằng các khối mà tỉ lệ giữa chúng luôn luôn là Phi: Đo khoảng cách từ vai đến các đầu ngón tay rồi chi nó cho khoảng cách từ khuỷu tay đến các đầu ngón tay ta được số Phi, chia khoảng cách từ đầu gối đến mặt đất cho khoảng cách từ hông đến mặt đất, một số Phi nữa, lòng bàn tay, ngón chân cái, các đốt sống….mỗi người trong các bạn đều là một minh chứng sống cho Tỉ Lệ Thần Thánh”. Ai có hứng thú hãy tìm đọc cuốn tiểu thuyết “Mật mã Da Vinci” có miêu tả rất hay về con số này. Vậy thì cây chúng ta làm ra cũng nên tuân theo số Phi đúng không ạ? Nó sẽ trông rất tự nhiên. Có điều, qua nhiều năm tháng, cái gốc gác tỉ lệ ấy nó đã bị biến đổi đi (cái cành to lớn xanh tốt gần gốc, “tỉ lệ vàng”, nay đã bị mục gãy còn trơ cái cành Jin chẳng hạn.) Vẫn cây đó, cành đó, chỉ với vài biến đổi mà nét đặc sắc tăng dần.

Thoạt nhìn tác phẩm này khó nhận ra tỷ lệ vàng nó nằm ở chỗ nào, nhưng sao nó vẫn thuận mắt? Nhìn kỹ hơn chúng ta thấy:

  • AB, BC tạo nên 1 tổ hợp tỷ lệ vàng
  • CD và DE cũng tạo nên một tỷ lệ vàng

Nhưng tỷ lệ vàng không nên hiểu một cách cứng nhắc như là lấy thước ra đo, chỉ cần làm sao cho các chi tiết đừng quá cân đối với nhau là được rồi. Như chú Vũ Hưng nói: “Thuận mắt ăn tiền”
Nói qua về nguyên tắc tỷ lệ vàng cơ bản trong bonsai:
1. Chiều cao cây = 6 lần đường kính gốc
2. Cành thứ nhất ở điểm tỉ lệ vàng (gần 1/3 thân từ gốc lên )
3. Bề dày chậu = đường kính gốc
4. chiều dài chậu =2/3 chiều cao thân + cộng thêm 1/12 chiều cao thân
5. bề ngang tàn lá = 1/2 chiều cao thân .
6.Từ cổ rễ xuống tới đáy chậu = 3/2 bề dày chậu (tức là 3/2 đường kính gốc )
(Cổ rể là chỗ rễ bắt đầu xòe ra từ gốc , tức là điểm phân chia thân và rễ )
Áp dụng: ví dụ cây bạn có đường kính gốc 5 cm, vậy thì cây chỉ nên cao khoảng 30 cm tới 35 cm. Nếu cao hơn sẽ tạo cảm giác cây còn non trẻ, đang vươn lên.

Tỷ lệ vàng của cây giữa cây và chậu

Bề dày của chậu bằng xấp xỉ 2/3 chiều cao của cây

Từ hai quy ước: Chiều cao của cây bằng 6 lần bề dày của thân (2 lần của TLV) và độ sâu của chậu bằng đường kính của thân, ta thấy độ sâu của chậu cũng tương ứng với 1/2 TLV.

Với một cây cao 60 cm (đường kính của thân)

Tỷ lệ vàng của cây trong chậu

Nếu chia chậu làm 3 phần theo quy tắc phần ba thì vị trí của gốc trong chậu luôn nằm trên vị trí của những điểm mạnh (những giao điểm của các đường phân chia). Hoặc là ở phần ba lùi về sau và một phần ba phía bên phải hay bên trái. Nói chung không ra ngoài quy ước của TLV.

Trên đây chỉ nêu một vài nét sơ lược. Xét cho cùng, TLV là một chuẩn mực để theo đó thể hiện những tác phẩm nghệ thuật đạt được những yêu cầu thẩm mỹ (mà trong đó nổi bật nhất là sự hài hòa về bố cục). Nhưng cũng như vô số các chuẩn mực khác ở trên đời này đối với người nghệ sĩ, TLV cũng chỉ là một chuẩn mực để vượt qua chứ không phải là những chuẩn mực để tuân thủ một cách thụ động.

Một điều nghịch lý nữa là những tác phẩm tuyệt kỹ thường là những tác phẩm gần như chối bỏ chuẩn mực. (Những bài thơ Đường tuyệt tác đa phần là những bài thơ không gò bó trong niêm luật, nhiều tác phẩm hội họa của các danh họa cũng chối bỏ những nguyên tắc cơ bản nhất về điều sắc, phối cảnh…).

Tuy nhiên, cũng cần nói lại, đằng sau những tuyệt tác đó là cả một ngẫu hứng tài tình khởi đầu từ những miệt mài khổ luyện. Nói một cách nào đó thì việc khám phá TLV là một thành quả rất đáng trân trọng mà những con người tài hoa khát khao chiếm hữu cái Đẹp đã cống hiến cho nghệ thuật. Vấn đề còn lại thuộc về cảm quan nhạy bén và tinh tế của người sáng tạo.

(Bài viết tổng hợp từ tư liệu các nghệ nhân)

Xem thêm: Kinh nghiệm “dựng ngọn” bonsai II Một số kinh nghiệm làm lá cây nhỏ lại – Người chơi bonsai cần biết II Kinh nghiệm về chọn chậu cho Bonsai II Kỳ công thú chơi cây cổ

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG