Kiến thức bonsai: Cổ thụ treo vách đá

Nói về Bonsai ta cứ liên tưởng là một dạng cổ thụ thiên nhiên thu nhỏ lại. Có khi ta đặt chúng trong, khay, chậu, hốc cây, hốc đá…cũng có khi ta cho chúng nằm cheo leo bên sườn núi, dốc đèo….

Bài trước AgriMark giới thiệu kỹ thuật và kinh nghiệm trồng cây trên vách đá của tác giả Vũ Hưng, Tư liệu này là kiến thức chia sẻ của nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh. Tư liệu đã từng được giới thiệu trên Diễn Đàn Cây Cảnh Việt Nam, Bonsai Ninh Bình..v.v…Nếu các bạn chưa xem hãy tham khảo và giới thiệu cho bạn mình cùng đọc.

Trồng bằng cách nào

Các cây được chọn trồng trong tác phẩm trên phải là những cây đã thành phẩm, nuôi thuần. Các cây được trồng là cây dáng thác đổ để lợi dụng cái co của thân đổ làm thành cái móc để giữ cây lại trên tấm vách trồng, nhờ vậy mà cây có thể mọc chồm ra phía trước và chất trồng sẽ nằm phía sau mà cây không bị rơi tuột khỏi tấm vách trồng:

Chăm, tưới thế nào?

Các cây trồng dạng này thường có chế độ chăm sóc thường xuyên hơn loại trồng trong chậu hoặc khay nằm ngang do chất dinh dưỡng bị trôi nhanh hơn. Tưới cũng phải tưới bằng vòi phun nhẹ để tránh bay rêu và chất trồng.

Tại sao giá thể ko rơi?

Khi trồng theo cách của tác phẩm này, giá thể không rơi là nhờ 1 phần vào tính kết dính của chất trồng Keto. Ngoài ra còn do kĩ thuật ghim và cột chất trồng + cây của người trồng: khi trồng xong dùng dây nhôm xỏ qua những lỗ đã được khoan dự tính trước, xỏ từ dưới lên trên.

Nếu dây ở gần cây thì chúng ta buộc xoắn dây vào thân cây để cho dính chắc vào tấm vách trồng

Còn nếu dây xỏ qua đất và rêu thì chúng ta bẻ quặp 2 đầu dây ép chặt rêu và chất trồng bám vào tấm vách trồng, cộng thêm phần sau này rễ cây phát triển sẽ tạo thêm sự bám chắc của chất trồng, làm cho chất trồng không bị rơi:

Nếu kĩ nữa có thể bẻ các dây nhôm nhỏ thành hình chữ U rồi ghim chặt vào rêu theo chiều từ trên xuống, thì khi tưới, rêu khó bị văng hơn.

Giữ ẩm

Các dạng trồng như tác phẩm này cần được trồng chỗ ít nắng, gió không quá nhiều nhưng phải thoáng để tránh bị mất nước nhanh.
Tác giá của tác phẩm này có rất nhiều tác phẩm trồng dạng cây trên đá, nếu các bạn để ý xung quanh, các bạn sẽ thấy khu vực này hơi mát và được che chắn rất kĩ:

Đối với cách trồng trên phiến đá nằm ngang không phải dựng đứng, do phải đặt chỗ mát nên có thể gây úng do nước đọng lại ở phần lõm của đá, để tránh úng phải làm 1 lỗ thoát nước. Tuy nhiên, lỗ thoát nước này cũng chính lại là nguyên nhân để mất nước hoại tuột chất trồng, cho nên tại chổ thoát nước chúng ta nên để lưới, trường hợp lỗ thoát nước bị lộ liễu, chúng ta có thể dùng dây nhôm đan thành rọ và đắp rêu vào đó nhìn cho thẩm mỹ:

Ứng dụng cho thực tế tại Việt Nam

Như trên đã nói và có thể nói rằng, để trồng dạng này ở môi trường Việt Nam, ngoài việc chăm tưới thường xuyên, chúng ta chỉ cần nghiên cứu chất trồng sao cho có độ kết dính và dinh dưỡng là được.
Theo kinh nghiệm bản thân, chất trồng chỉ cần pha thêm % đất thịt cao hơn khi trồng trong chậu, chủ yếu là làm sao cột, giữ cây và chất trồng không bị xói là được. Ngoài kinh nghiệm ghim trên, cột dưới, còn có cách để chống xói mòn và nhiều dinh dưỡng là dùng rêu của những bề mặt đất thịt sẽ hiệu quả hơn nhiều các kiểu rêu khác.
Một số tác phẩm đã thực hiện dạng trồng trên phiến đá:

Xem thêm cùng chủ đề : Kinh nghiệm trồng cây trên vách đá

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG