Những tác phẩm “lâu đài Bonsai” của nghệ nhân Takanori Aiba

Từ một nhà hội họa và kiến trúc kiêm họa sĩ cho tạp chí thời trang danh tiếng Popye của Nhật Bản – nghệ nhân tài hoa Takanori Aiba với niềm đam mê cháy bỏng về nghệ thuật bonsai đã cho ra đời nhiều kiệt tác bonsai mang đầy sáng tạo, tỉ mỉ và nghệ thuật trên cả nghệ thuật. Những lâu dài, thành quách, nguy nga được tạo thành uốn lượn nhịp nhàng, logic với thế đổ của những chậu bonsai, khiến người thưởng lãm tưởng chừng như đang chìm đắm trong một chiều không gian khác, hư ảo và huyền hoặc.

Để có 1 trong những kiệt đác đầy tính nghệ thuật mà tôi sắp giới thiệu, nghệ nhân Aiba đã bỏ ra ròng rã nhiều năm trời, tỉ mỉ từng chút một với giấy thủ công, nhựa, thạch cao, nhựa Acrylic, sơn và các vật liệu khác… kết hợp tạo nên những lâu dài nguy nga, những thành quách lộng lẫy… xung quanh những chậu bonsai kì công của mình.

Ngắm những kiệt tác bonsai của nghệ nhân Aiba chúng ta như lạc vào một thế giới khác đầy mộng mị với những câu chuyện riêng biệt mà các tác phẩm mang lại.

Lấy gốc và cành cây làm khung, ông Takanori Aiba dùng thêm dây đồng, nhựa cây, nhựa tổng hợp, thạch cao và đất sét để tạo nên những chi tiết tinh xảo cho các tòa lâu đài, chẳng hạn cây cầu, ban công, tòa tháp, vòm mái, cối xay gió…

Làm nên vẻ kỳ vỹ của nhiều cây bonsai còn có sự góp mặt của những bức tranh tầm sâu. Bức tranh tầm sâu lớn nhất ông Aiba từng sáng tạo được ông đặt tên “Tòa tháp kem” làm từ giấy màu, gỗ. Đó là mô hình của những cửa hàng kem xếp chồng lên nhau.

Sự kết hợp của gốc bonsai và tranh tầm sâu tạo nên tòa tháp kem đồ sộ

Sự kết hợp của gốc bonsai và tranh tầm sâu tạo nên tòa tháp kem đồ sộ

Trước khi bén duyên với nghệ thuật bonsai, Takanori Aiba từng là một kiến trúc sư. Kinh nghiệm, tài năng và lòng yêu cây đã mang lại cho ông sự thành công ngoài mong đợi trong sự nghiệp trồng và tạo dáng bonsai.

Mặt trước khách sạn Michelin

Mặt trước khách sạn Michelin

Và mặt sau đồ sộ

Và mặt sau đồ sộ

Dân chơi bonsai nói riêng và giới ái mộ nghệ thuật nói chung rất hứng thú với những tác phẩm bonsai của ông Ariba.

Lâu đài lúc lên đèn

Lâu đài lúc lên đèn

Lâu đài của Robinson trên đảo hoang

Lâu đài của Robinson trên đảo hoang

Nghệ nhân người Nhật cho hay để nuôi dưỡng, tạo hình và biến một gốc bonsai nhỏ trở thành lâu đài tuyệt đẹp mất rất nhiều thời gian, dao động từ vài tháng đến vài năm tùy theo mức độ phức tạp của công trình. Dự định lâu dài của ông Takanori Aiba là xây dựng công viên để trưng bày các tác phẩm bonsai.

Xem thêm: Nghệ thuật Bonsai Nhật Bản – Tổng quan và minh họa bằng video II Tham khảo những hình vẽ bonsai độc đáo – ấn tượng II Chân dung Michael Trần – Nghệ nhân Bonsai người Đức Gốc Việt

>>> Chợ Bonsai, cây giống, nông sản

CÔNG TY PHIM CÁCH NHIỆT VÀ TRANG TRÍ NHÀ XANH
76/80 Lê Văn Phan, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú - Tel/ Fax: 08 38610665
 Emai: [email protected] - Hot line: 0898 422 418
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
EMG