Thông tin hạn chế khiến tỏi “cô đơn” ở xứ đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị bao phủ làn sương mờ về công dụng lẫn giá cả làm người tiêu dùng chẳng biết đường nào mà lần.
Tỏi Lý Sơn “xịn”
Tỏi được trồng ở đảo Lý Sơn, không phân biệt tỏi bình thường hay tỏi “cô đơn”, sở dĩ có vị thơm nồng mà không hôi miệng khi ăn vì được trồng theo cách đặc biệt.
Hỗn hợp đất nông dân Lý Sơn dùng trồng tỏi gồm đất tạo thành từ núi lửa trên đảo, trộn với cát biển bao bọc xung quanh hòn đảo này.
Tỷ lệ pha trộn đất và cát, cũng như trình tự trải lớp đất rồi đến lớp cát thế nào, vốn là bí quyết của nông dân trồng tỏi Lý Sơn.
Hỗn hợp đất trồng đặc biệt làm nên chất lượng, thương hiệu tỏi Lý Sơn
Đất núi lửa vốn có màu đỏ, cát biển thì màu trắng, nên từ xa nhìn ruộng tỏi trên đảo Lý Sơn rất đẹp. Cũng chính thứ đất và cát không nơi nào trên cả nước có được, mới tạo nên loại tỏi duy nhất “không đụng hàng” về chất lượng.
Cũng chính nhờ thứ đất và cát ấy, mà người nông dân Lý Sơn bao đời nay đã gây dựng một cách tự nhiên thương hiệu tỏi Lý Sơn nổi tiếng.
Theo nông dân Lý Sơn, một lần "làm đất”, tức lấy đất mới và cát mới tạo nên hỗn hợp đất trồng tỏi, thì trồng không quá hai vụ là phải làm đất mới.
Đất núi lửa vốn có màu đỏ, cát biển thì màu trắng, nên từ xa nhìn ruộng tỏi trên đảo Lý Sơn rất đẹp. Cũng chính thứ đất và cát không nơi nào trên cả nước có được, mới tạo nên loại tỏi duy nhất “không đụng hàng” về chất lượng.
Cũng chính nhờ thứ đất và cát ấy, mà người nông dân Lý Sơn bao đời nay đã gây dựng một cách tự nhiên thương hiệu tỏi Lý Sơn nổi tiếng.
Theo nông dân Lý Sơn, một lần "làm đất”, tức lấy đất mới và cát mới tạo nên hỗn hợp đất trồng tỏi, thì trồng không quá hai vụ là phải làm đất mới.
Một sào đất trồng tỏi ở Lý Sơn có diện tích 500m2. Mùa vụ bình thường tốt đẹp, nông dân Lý Sơn thu hoạch 300-400 kg tỏi tươi và gần như không có tỏi “cô đơn”.
Tỏi "cô đơn" Lý Sơn có màu trắng giống tỏi thường ở xứ đảo này.
Chính vì lẽ đó, số lượng tỏi “cô đơn” càng nhiều trên một sào tỏi là người nông dân càng rầu rĩ bởi điều này đồng nghĩa với mất mùa, hay thất mùa.Tỏi “cô đơn”, hay tỏi một tép, hay tỏi “mồ côi” ở Lý Sơn được hình thành từ sự khuyết tật trong quá trình sinh trưởng. Thay vì “đẻ” ra nhiều tép tỏi để tạo thành loại tỏi bình thường, cây tỏi này “không đẻ” mà chỉ phát triển đúng một tép tỏi duy nhất.
Cũng theo nông dân Lý Sơn, trên một sào trồng tỏi, chỉ thu hoạch được tối đa vài ba ký tỏi “cô đơn”, nếu có. Và khi có tỏi “cô đơn” thì sản lượng tỏi bình thường sụt giàm thê thảm.
Bài toán kinh tế đơn giản cho thấy, giá tỏi “cô đơn” hiện nay tại đảo Lý Sơn là 1,2 triệu/kg, cao ngất ngưỡng, cũng không đủ bù đắp cho sản lượng tỏi bình thường mất đi vì sự xuất hiện của tỏi “cô đơn”.
Tỏi "cô đơn" là giải khuyến khích hay giải an ủi mà hiếm nông dân trồng tỏi nào ở Lý Sơn muốn nhận
Màu sắc tỏi “cô đơn” ở Lý Sơn không hề khác so với tỏi bình thường ở xứ đảo này, chỉ khác về hình dáng một chút: chỉ một tép duy nhất hình tròn cỡ đầu ngón tay cái.Nói cách khác, tỏi “cô đơn” chỉ là “giải an ủi”, “giải khuyến khích” mà ít nông dân nào muốn nhận khi dốc sức trồng tỏi.
Cũng như heo mẹ nuôi bầy heo 5 con và heo mẹ khác nuôi chỉ 1 con duy nhất, tỏi “cô đơn” hấp thụ toàn bộ dưỡng chất phát triển củ từ cây tỏi mẹ, nên thơm ngon hơn tỏi bình thường là điều dễ hình dung.
Chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ rõ công dụng điều trị bệnh này nọ như nhiều lời đồn thổi đối với tỏi “cô đơn”, ngoài thực tế lạ, hiếm so với tỏi Lý Sơn bình thường.
Cũng chưa có nghiên cứu nào giúp người nông dân Lý Sơn có thể trồng cho kết quả một sào tỏi chỉ toàn tỏi “cô đơn”. Vì vậy, dẫu không còn lạ bởi thị trường xuất hiện nhiều tỏi “cô đơn” xứ khác, nhưng ở Lý Sơn, đến thời điểm này tỏi “cô đơn” vẫn rất hiếm.
Một điểm thu mua tỏi từ người nông dân tại huyện đảo Lý Sơn
Gần đây, thị trường TP.HCM xuất hiện khá nhiều tỏi được cho là tỏi “cô đơn” Lý Sơn. Giá cả của loại tỏi một tép này cũng “loạn cào cào”, từ 100.000đ/kg đến 1.000.000đ/kg, cỡ giá nào cũng có.Tỏi “dỏm”
Hầu hết các ngôi chợ tương đối lớn về quy mô ở TP.HCM đều có tiểu thương đang bán loại tỏi một tép được cho là tỏi “cô đơn” Lý Sơn. Không chỉ vậy, hàng loạt cá nhân buôn bán online cũng giới thiệu có bán tỏi “cô đơn” Lý Sơn.
Trong khi đó, thị trường hiện chưa có hình thức phân phối nào đủ tin cậy xác lập một sự đảm bảo cần thiết rằng “đây chính xác là tỏi ‘cô đơn’ Lý Sơn”. Chính vì vậy người tiêu dùng chỉ còn biết trông cậy vào kinh nghiệm của mình mà thôi.
Người buôn bán nhỏ lẻ ở đảo Lý Sơn hiện đang bán cả hai loại tỏi "cô đơn"
Nhiều người bán giải thích còn trữ được tỏi “cô đơn” mùa trước nên giá rẻ. Để tìm được tiểu thương bán tỏi “cô đơn” với giá thấp hơn giá hiện hành tại đảo Lý Sơn, vốn được xem là “giá sàn” với loại tỏi đặc biệt này, ở thời buổi hiện nay quả là chuyện hiếm, còn hiếm hơn cả tỏi “cô đơn”.Vỏ tỏi không phải màu trắng, không phải tỏi “cô đơn” Lý Sơn. Củ tỏi to hơn đầu ngón tay cái, không phải tỏi “cô đơn” Lý Sơn. Giá tại thời điểm này dưới 1,2 triệu/kg, không phải tỏi “cô đơn” Lý Sơn.
Tỏi “dỏm”, tức không phải tỏi một tép ở Lý Sơn, hiện vẫn đang được bán tại đảo Lý Sơn, theo người dân đảo này cho biết. Tuy nhiên, người bán không pha lẫn hay nói dóc, mà nói rõ tỏi “cô đơn” xứ khác, giá khoảng 800.000đ/kg.
Cách đây không lâu, tại huyện đảo Lý Sơn, còn xuất hiện loại tỏi “dỏm” khác còn tinh vi hơn, khiến nhiều du khách đến đây tham quan, mua tỏi “cô đơn” bị “dính chưởng”.
Trong một ký tỏi mua được trên chính xã đảo Lý Sơn, chỉ có vài lạng bề mặt là tỏi “cô đơn” thật, số còn lại cũng là tỏi Lý Sơn có màu sắc, hình dáng, kích thước tương tự, như chỉ là tỏi non, tức tỏi chưa đủ tuổi, chưa “đẻ” nhiều tép.
Theo những người “dính quả” khó nhai này, mua về không bao lâu thì tỏi “xịn” vẫn còn nguyên trong khi tỏi “dỏm” thì úng thối, hư hoàn toàn. “Nên bóc thử nhiều nơi, trên dưới và ở giữa túi đựng tỏi để so sánh thì mới chắc cú”-một người từng mua nhầm tỏi non hay tỏi “dỏm" đưa ra lời khuyên.