Tổng quan về nghệ thuật đá cảnh Suiseki

Sơn vô thạch bất kỳ
(núi không có đá không kỳ vĩ)
Thủy vô thạch bất thanh
(nước chảy không có đá thiếu âm thanh)
Lộ vô thạch bất hoa
(đường không có đá không chắc chắn)
Viên vô thạch bất tú
(vườn không có đá không đẹp)
Thất vô thạch bất nhã
(nhà không có đá không sang trọng)
Nhân vô thạch bất khang
(người không chơi đá không khỏe mạnh)

Mượn những câu của người xưa để nói về  Nghệ Thuật Chơi Đá Cảnh, một thú chơi tao nhã có từ ngàn đời trước. Ngày nay, nó đã linh hoạt biến hoá khi phối hợp với các bộ môn nghệ thuật khác như trà đạo, bonsai, thư pháp, tranh thủy mạc… để tạo thành nhiều dạng thức nghệ thuật vô cùng phong phú.

Nhiều ngàn năm trước các nhà sưu tập Trung Hoa và Nhật bản săn tìm những cục đá thiên nhiên có hai phẩm chất được đánh giá cao : vẻ đẹp và hình dáng gợi cảm. Ban đầu chỉ là trò tiêu khiển đơn giản rồi được người ta chơi khắp nơi qua nhiều thế kỷ Đá Cảnh trở thành một bộ môn nghệ thuật tinh tế được qui định bởi những qui tắc mỹ học nghiêm túc.

Ở Nhật Bản, nghệ thuật này được gọi là Thuỷ thạch (suiseki), ở Trung Quốc được gọi là Kỳ Thạch – Qi-shi xuất phát từ những người chơi thời Đường là vua quan và giới sĩ phu trí thức, theo truyền thống thì người Hàn quốc xem đá như là sinh vật có sự sống nên gọi đá cảnh là Linh Thạch – Suseok( đá có sự sống, có linh hồn) , ở Phương Tây ngày nay hay gọi là Suiseki hay là viewing stones như Việt Nam gọi là Đá cảnh vậy. Tất cả từ ấy đều nói đến loại đá cảnh tự nhiên được dùng để thưởng thức trong nhà.

– Đá cảnh tự nhiện là những cục đá được chiêm ngưỡng do vẻ đẹp của chúng hay sức gợi hình của chúng về một cảnh hay một vật thể trong thiên nhiên. Những hình dạng đá cảnh phổ biến là hình ảnh của một ngọn hay rặng núi thu nhỏ, 1 thác nước, một hòn đảo và túp lều tranh hay một con thú .

– Nghệ thuật chơi đá cảnh đã ra đời cách đây hai nghìn năm tại Trung Hoa. Bấy giờ người ta đặt những cục đá nhỏ có vẻ đẹp cực kỳ và tự nhiên trên các giá đỡ để biểu trưng cho những rặng núi nổi tiếng và những hòn đảo bất tử có liên quan đến Đạo Phật và Đạo Lão. Vào thế kỷ thứ 6 Công nguyên những sứ giả Trung Hoa mang những cục đá như vậy tặng cho triều đình Nhật bản và người Nhật đã phát triển nghệ thuật này theo khiếu thưởng thức riêng của họ cho đến ngày nay.

Theo truyền thống hòn đá cảnh được bày trên một cái bệ gỗ có chạm trổ hay một cái khay cạn. Khi triễn lãm nhiều khi chúng được trình bày kèm với một cây cảnh bonsai.

Tuy là Á Đông có lịch sử thưởng ngoạn đá cảnh lâu đời nhưng đây là một loại văn hoá tinh anh, do văn hoá này tinh anh nên được duy trì cho đến ngày nay và cũng do tinh anh nên số người thưởng thức ít. Cũng do văn hoá tinh anh nên trình độ lý luận rất uyên áo, siêu việt. Lý luận thưởng thạch sâu sắc có thể cô đọng ở những điểm sau:

Người phương Đông thưởng ngoạn đá đầu tiên xem xét về đặc tính bên ngoài, nhưng cũng chưa là đầy đủ do đặc tính bên ngoài của đá chỉ biểu hiện sơ qua tính thẩm mỹ hình thức. Chính lộ trình thẩm mỹ tâm linh mới quan trọng. Người phương Đông xem kỳ thạch như là một loại linh khí của trời đất, cái tinh hoa của năm tháng, do duyên tích tụ, là phương tiện để con người và đất trời giao hợp. Tuy chỉ bằng nắm tay nhưng rất quí. Loại nhỏ thì bỏ trong nhà, loại lớn thì bố trí trong sân vườn. Như vậy thì bên ngoài thanh thoát, trong nhà sinh khí trong sạch, người và đá cùng yên tỉnh, tâm hồn tự nhiên nhẹ nhõm, cảm giác bình an. Dần dần theo thời gian, người xâm nhập vào hồn đá, mục kích những sắc thái, khí thần đầy kinh ngạc: không gian như bỗng lớn ra, thân tâm như biến mất mà hoà vào cái biến đổi vô thường của thiên nhiên, của vạn vật. Đó là cảnh giới tinh thần cao nhất – tìm cái vĩnh hằng cũng như cái vô thường trong đá cảnh. Tất cả những nhà ngoạn thạch lỗi lạc đều xem đá cảnh là một diệu dược vậy.

Còn người Nhật thì hằng ngàn năm trước họ đã xem đá với tinh thần gần như sùng kính ( chẳng hạn lòng họ đối với ngọn núi Phú Sĩ ). Người Nhật biết đến đá cảnh lần đầu tiên từ những hòn đá nhỏ phong cảnh mà Triều đình Trung Hoa làm quà tặng cho nước Nhật dưới triều đại của Hoàng Hậu Suiko ( từ năm 592-628 sau công nguyên ).

Ban đầu những hòn đá nhập từ Trung Hoa vào Nhật mang phong cách của người Hoa vào thời bấy giờ với những hình thù kỳ lạ có những nếp gấp sâu và những hố lõm, kể có lỗ hổng xuyên qua, các bề mặt thì bị bào mòn rất nhiều, các hình dạng xoắn , có chiều thẳng đứng cao vút. Loại đá kiểu này qua nhiều thế kỷ rất phổ biến tại Nhật bản và từng là một loại hàng hoá mua bán rất quan trọng.

Trong thời kỳ đầu này các hòn đá cảnh thu nhỏ được yêu chuộng vì vẻ đẹp tư nhiên lẫn biểu tượmg tôn giáo và triết lý của chúng. Chẳng hạn theo tinh thần của Dịch ( thuyết âm dương -ngũ hành ) thì hòn đá đặt trong nước biểu tượng cho hai lực của vũ trụ đối nghịch nhưng bổ sung cho nhau ( đá và nước – non bộ ).Đối với tín đồ Thần đạo của Nhật thì những hòn đá đẹp hoặc lạ thường là biểu tượng cho các sức mạnh tâm linh hoặc các vị thần. Với quan điểm như vậy đá cảnh đã là những vật thể sống có khả năng phát triển linh hồn hoặc nội tâm và đòi hỏi phải được tôn trọng.

Các nguyên tắc mỹ học để đánh giá vẻ đẹp và xác định vị trí thưởng thức đá ( cả trong vườn và trên khay ) phát triển rất cao tại Nhật. Họ thường tổ chức thi đá cảnh, rồi những tác phẩm lớn được họ thi nhau làm thơ ca ngợi về nó nữa. Thậm chí có người đóng các hòm đặc biệt để chứa đựng suiseki khi ho di chuyển đi lại.

– Người Nhật yêu chuộng kiểu đá không có những yếu tố làm mất tập trung và những chi tiết rườm không cần thiết – nghĩa là kiểu đá có tính gợi ý hơn là loại biểu lộ rõ ràng, loại có tính tự nhiên và không đều hơn là loại nhân tạo và cân đối, loại có tính chân phương, màu chìm và bị biến dạng bởi gío nước hơn là loại phô diễn khoe khoang, màu sắc nổi, sáng và mới. Đá như vậy trở nên biểu tượng của cái tinh tuý tâm linh, sự tỉnh thức và giác ngộ.

– Từ sau thế chiến thứ hai đến nay, nghệ thuật chơi đá cảnh ở Nhật từ năm 1961, chẳng hạn, Hiệp hội Suiseki Nhật bản hằng năm tài trợ cho các cuộc Triễn lãm suiseki và có hàng ngàn người tham gia. Giờ đây nghệ thuật này đã có tầm vóc quốc tế lan rông ra nhiều nước ở phương đông cũng như ở phương Tây. Các hiệp hội chơi đá cảnh được thành lập tại Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý… và nhiều quốc gia khác.

Theo quyển: “Thường thức về nghệ thuật chơi đá cảnh Suiseki và Biseki” của Tác giả: Ninh Hữu Hiệp ta sẽ tìm hiểu về  5 NHÂN TỐ MỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ SUISEK

Xin được giới thiệu quan điểm mỹ thuật trong Suiseki của Ô. Martin Pauli, Ô. Felix G. Rivera, nhà biên soạn sách suiseki nổi tiếng và Ô. Arishige Matsuura, chủ tịch hội Nippom Suiseki. Họ đáng giá một tác phẩm suiseki dựa trên cơ sở nào?

Suiseki là một trong những nghệ thuật đặc biệt nhất của người Nhật, đại diện cho cách nhìn độc đáo về thiên nhiên cũng chính là suiseki.

Nguyên văn: One of the most exceptional Japanese arts, representing this unique view of nature, is “suiseki”” Martin Pauli.

Suiseki là nghệ thuật diễn tả các hiện tượng thiên nhiên, từ một nơi trong nước cho đến khắp nơi trên trái đất, chỉ cần sử dụng một viên đá từ vài centimet tới vài chục centimet là có thể diễn tả được cảm xúc đậm đà về một khung cảnh thiên nhiên hữu tình, lột tả được nổi niềm trong một nội tâm sâu kín.

Tính nghệ thuật trong thú chơi suiseki bắt đầu với sự thích lũy gởi gấm ý niệm cho đá và tuyệt vời nhất chính là cảm nhận về giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng giữa nhà sưu tập đá với đá. Đá được lấy từ thiên nhiên và đặc biệt là không hề bị bất cứ một tác động hoặc biến đổi nào từ con người (đá bị trầy, nứt, vỡ không do chủ ý của con người cũng không thể coi là suiseki).

NĂM NHÂN TỐ MỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ SUISEKI

Một suiseki được cho là đẹp khi nó hoàn toàn tự nhiên, được gợi hình bằng chính hình dạng tự nhiên của nó, ví dụ như những viên đá thể hiện phong cảnh thiên nhiên (Sansui), một nhân vật hoặc một vật thể (Sugata), một loài vật (Dobustu). Việc kết hợp này mang đến một trạng thái tinh thần thanh thản trong giới hạn nhất định là rất quan trọng để hiểu được năm yếu tố mỹ thuật của Suiseki. Nói cách khác, giá trị thẩm mỹ của đá được chi phối bởi hình thể, chất lượng màu sắc, kết cấu và sự cổ xưa. Tiêu chuẩn đánh giá cuối cùng của đá là một sự đánh giá toàn diện của những nhân tố khác nhau này., gắn bó và tác động lẫn nhau và với các nhân tố khác.

Nhân tố thứ nhất: Hình dáng

Đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng tương đối của một suiseki. Phương pháp thông dụng nhất của việc đáng giá này là ngồi nghía trước viên đá và nhìn tập trung vào nó. Bất kì một viên đá nào mang đến một cảm giác không tự nhiên ngày từ cái nhìn đầu tiên điều được coi như không thích hợp. Chúng ta có thể đề cập đến tiếp sau đây về những phương pháp lý tưởng của việc nhìn ngắm một viên đá (phương pháp “thiền” sẽ là cách thức được ưa chuộng khi chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật suiseki).

Mười góc nhìn từ một viên đá

Có người nói rằng khi nhìn một viên đá ở một góc nhìn nào đó sẽ xuất hiện một viên đá mới. Điều này cho thấy cũng cùng một viên đá ta có thể sẽ có nhiều hình dáng khác nhau, và nhờ đó ta có điều kiện để phát hiện ra được một hình dáng mà ta tâm đắc nhất

Phương pháp ba mặt

Đây được coi là phương pháp cơ bản nhất để đánh giá Suiseki. Ba mặt (sanmen) liên quan đến phía trước-phía sau, bên trái-bên phải, phía dưới của viên đá. Sự cân bằng giữa các mặc khác nhau được coi là cơ sở để chiêm ngưỡng và đánh giá một viên đá.

Khi ngắm nhìn một viên đá từ một điể ưu thế của ba mặt này nên có sự cân bằng giới hạn của khối lượng và hình dáng. Một viên đá nổi bậc cũng phải có sự cân bằng về kích cỡ, độ dày và hình dạng của ba mặt. Ví dụ như: một viên đá hình núi thì sự cân đối thể hiện ở chổ chân núi phải có kích thước lớn hơn nhìu so với đỉnh và phải trải ra các phía, tạo sự vững chắc và tầm nhìn trải rộng. Nếu mặt bên phải nhô ra thì cũng phải có sự mở rộng của một số góc độ bên trái. Phần đáy của viên đá được cho là tốt nhất khi nó “ngồi” vững từ điểm chính giữa đến toàn thể viên đá.

Cảm giác không tự nhiên

Nên lưu ý rằng suiseki tiêu biểu cho một bức tranh lý tưởng của thiên nhiên và nền văn hóa của người Nhật. “Sanmen No Ho”, xã hội người Nhật chỉ vận hành với ba mặt nhưng nó phán xét được tất cả ở sáu khía cạnh. Như Matsuura Arishige nói, phía trước của viên đá là mặt quan trọng nhất của nó bởi với cách trưng bày Tokonoma và bạn chỉ có thể ngồi hay đứng phía trước nó để chiêm ngưỡng. Giống như sự sống của con người thường thể hiện ngay chính trên gương mặt, người Nhật hiểu rằng một cái cây hoặc một viên đá như là một sinh vật hay ”một thực thể sống vô ngôn” nhưng điều thể hiện qua hình dáng, bề mặt của nó.

Trước và sau: nghĩa là cần phải chú ý đến tất cả những vẻ bên ngoài của đá như đường nét hay các đăc điểm chính, độ sâu và nhiều thứ khác nữa. Những đường nhấp nhô trên đỉnh ngọn núi trong vẻ nhẵn mịn và uyển chuyển nhịp nhàng. Những con dốc thấp dần xuống mặt đất một cách mềm mại và chân núi nhô ra về phía người xem. Ở mặt lưng, ngọn núi trông không giống như bị chia cắt, gập ghềnh và bị uốn cong. Chân núi nhô ra nhưng không nhô ra nhiều như mặt trước.

Bên trái và bên phải: cũng giống Trước và Sau, ngọn núi trông hài hòa và phải thật tự nhiên. Phần chân núi sẽ nhô ra ở cả mặt bên trái và mặt bên phải. Liếc nhìn một ngọn núi lý tưởng nhất là nhìn một phần ba từ bên trái  hoặc từ bên phải, chủ yếu là thấy được khía cạnh đẹp và quý của nó phù hợp với quy tắc một phần ba nghĩa là đỉnh núi phải nằm cách chân núi bên trái hoặc bên phải một phần ba chiều dài chân núi (còn gọi là tỉ lệ vàng).

Trên và dưới: nhìn từ trên đỉnh, viên đá cong một ít về hướng người xem, giống như boisai. Khu vực ở giữa sẽ sâu hơn phần dưới cùng của nó. Phần đáy của viên đá sẽ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn – bằng phẳng, tự nhiên, không bị đứt đoạn.

Độ dày và Hình dáng:

Độ dày: một viên đá có thể mỏng, nhẹ vè thanh mảnh nhưng phải đứng vững. Khi đặt viên đá vào suiban ta sẽ thấy ngay chổ cần sửa, mặt đáy của viên đá phải chạm kín mặt cát.

Cát có thể lấy ở trong hồ hoặc ở đại dương và có màu vàng ngà là lý tưởng. Khay cát không nhất thiết phải cạn. Cũng có những khay cát sâu dùng cho các viên đá có phần chân không bằng phẳng. Nhưng kích cỡ của khay phải luôn hài hòa cân đối với kích cỡ của đá.

Nhân tố thứ hai: Chất (shitsu)

Về chất của đá cũng như suiseki, viên đá phải đủ độ cứng và nặng để không thể biến đổi chất lượng nhanh chóng và không có nguy cơ bị hư hỏng. Rêu rất dễ mọc trên đá mềm để hút nước.

Mặt khác, nếu viên đá quá cứng sẽ thiếu đi yếu tố đặt biệt tạo vẻ đẹp và sức cuốn hút trái tim ta vì khi đá qua cứng sự ăn mòn xâm thực của thiên nhiên sẽ diễn ra quá chậm và chắc chắn sẽ khó tạo những đường nét kiều diễm. nói cách khác, Suiseki nên có độ cứng vừa phải (5 Mohs – là độ cứng tương đối do nhà địa chất người Áo phát minh).

Một viên đá có khả năng hấp thụ nước kém, nó vẫn có thể cải thiện khả năng đó bằng cách “tập luyện” qua thời gian dài. Để chuẩn bị đá, người ta thường đặt chúng kệ bonsai hoặc ở khu vực nhiều nắng của khu vườn và tưới nước lên chúng mõi ngày (ở châu Âu cho nước chảy nhỏ giọt là tốt nhất). Vị trí của viên đá cũng nên thay đổi mõi tháng một lần. Tuy nhiên, khi phơi đá dưới ánh nắng mặt trời chỉ áp dụng giới hạn với một số loại đá mà thôi, điều mà chỉ được dùng đối với suiban. Đá được trưng bày trên bệ daiza, thì phương pháp đặt đá ngoài trời là không thích hợp. Trong trường hợp này, viên đá được giữ trong nhà và được lau với vải bông khô mềm thường xuyên.

Nhân tố thứ ba: Sắc (iro)

Điều quan trọng trong trường hợp này là sắc màu của đá sao mà ko được gợi lên cảm giác về sự kì kị hay không tự nhiên. Ngoại trừ trường hợp nó gợi nhớ đến một cảm xúc về phong cảnh thiên nhiên đặc biệt nào đó. Trong thế giới của suiseki , chân giá trị và sự tĩnh lặng của đá là đặt biệt quan trọng. Điều đó nghĩa là suiseki phải rắn, có màu tối, sẫm tối để tạo cảm giác sâu lắng sẽ được đánh giá cao.

Một viên đá màu đen, gây ra một cảm giác tinh tế, vị giác thì mượt mà, tinh thần sâu thẳm được như thế thì coi như là lý tưởng với tinh thần “thiền”. Đá màu đen từ Kamogawa (Kamo_river) được xếp vào loại tốt nhất về mặt này. Tuy nhiên, những người am hiểu đá cũng đánh giá các đá Kurama với màu đen của chúng gần như màu sắt rỉ. Kế đến là những loại đá có màu tối đẹp như xanh đen hay đen xám. Ở nước ta đá có màu đen huyền (Basalt) ở Lâm Đồng, Bình Thuận được xem là lý tưởng.

Màu sắc còn là biểu tượng cho các mùa trong năm. Ví dụ như màu nâu gỉ của Kurama-ishi đại diện cho mùa hè thu. Khi cây thích của Nhật trên đỉnh núi “ra hoa” (sakari), trở thành màu đỏ rực. Có rất nhiều màu sắc đặc trưng khác được thưởng thức bởi những người yêu suiseki: có màu đỏ son (beni) được tìm thấy ở đá từ con sông Kamo (Kamogawa). Chúng được biết đến với cái tên Kamogawa-beni-nagashi-ishi. Người ta cho rằng đây là màu dùng để trang điểm của những quý bà trong cung đình suốt thời kì Heian.

Nhân tố thứ tư: Kiến trúc_Khí (handa-ai)

Kiến trúc thể hiện “khí” trong suiseki. Kiến trúc của đá có thể là mịn màng hoặc gồ ghề, nhưng phải hòa hợp. Kiến trúc tạo ra hồ, sông băng và những cánh đồng hoa trên một suiseki. Suseki có kiến trúc mạnh nhưng thường được đánh giá cao, càng nhiều các kiến trúc trên suiseki thì nó càng có tính mỹ thuật cao.

Đá tự nhiên được chùi rửa, bào mòn bởi sự chuyển động của nước từ các con sông và đại dương, hình thành nên kết cấu có một không hai trên bề mặt, loại này gọi là “haida-ai” trong thế giới suiseki (hiện tượng bào mòn phần đá mềm hơn là lộ ra phần đá cứng hơn nhờ đó tạo sự gồ ghề). Phần nào chống xói mòn được gọi là ”hame”. Phần mềm hơn bị mòn bởi gió bão thì gọi là “hadame”. Vùng mà hadane được chạm khắc với độ sâu đặc biệt được gọi là “shin” xương của đá.

Cũng có từ đặt biệt để diễn tả những điểm đặt trưng của cấu trúc. Ví dụ như “jagure” là từ thường được sử dụng để mô tả những vết lõm, vết răng cưa không điều và chỗ lồi ra trên bề mặt.

“Sudachi” liên quan đến nhiều cấu trúc đặc trưng phức tạp như những lỗ tròn đường kính một đén hai li.

Những hạt gạo (beiten-moyo) nói đến những phần nhô ra nhỏ của hình dáng và kích cỡ hạt gạo.

Từ “shunn” nói đến những bề mặt có nếp gấp. Cấu trúc như vậy thường được thấy ở đá Furuya. Một từ đồng nghĩa dùng để diễn tả những nếp gấp phức tạp trên bề mặt đá là nếp gấp “wrinkles”.

Một kết cấu mạch thạch anh trên bề mặt đá màu nâu hình thành nên những đường ngang dọc không đều nhau ta gọi là mạch “itokake” hay “itomaki”. Ở nước ta đá có mạch thạch anh tạo thành vân thạch thì phải kể đến vùng miền trung tại Quảng Nam, Quảng Ngãi (khu vực biến chất mạnh).

Bề mặt da quả lê (richi-hada) ám chỉ vô số những vết nhỏ trên bề mặt giống như da của một quả lê. Sau đó “ryugan” mắt rồng ám chỉ những điểm nhỏ trông giống như mạch thạch anh và đá vôi trong những loại đá chủ yếu thường được tìm thấy ở những khu vực chủ yếu như thác nước.

Một dạng khác là đá mà phần mềm hơn có hình dạng hoa cúc rơi mà ở trung tâm có các cánh hoa ló ra. Thuật ngữ “sabahana” nói lên dạng đá có hình dạng bông ­­hoa cúc.

Vài kết cấu duy nhất

Theo người ta nói thì nước ở các con sông tạo ra bề mặt đẹp nhất cho đá. Các loại đá như vậy được gọi là “sawa-ishi”. Chỉ có vài nơi ở đáy đại dương nơi mà những viên đá đẹp nhất được tìm thấy và gọi là “kobi-ishi”. Sawa-ishi và kobi-ishi thường có sức hấp dẫn hơn và có bề mặt trơn láng hơn các loại đá được tìm thấy trên núi. Một vài nơi trên núi được biết đến như những nơi có thể tìm thấy những viên đá đẹp ví dụ như núi Furuya-ishi và Seigaku-ishi. Các viên đá tìm được trên núi được gọi là “yama-ishi”. Có có các viên đá tìm được trong hang động được gọi là “do-ishi”. Ở nước ta vùng Di Linh có đá núi số 16 có hình dáng lồi lõm, lỗ chỗ.

Nhân tố thứ năm: Tuổi đá_Cổ

Khi ta nhìn một viên đá cổ màu tối đặt trên suiban cổ, nó sẽ gây cho ta một ấn tượng về độ tuổi của đá mà ta sẽ không bao giờ cảm nhận được ở một viên đá còn ít tuổi.

Dòng chảy của con sông sẽ bào mòn và tạo hình cho đá, nhưng sẽ không can thiệp quá nhiều để làm tăng thêm sự mềm mại và kết thúc hoàn hảo mà yoseki tạo ra. Quá trình hình thành yoseki, bất kể như thế nào, là một quá trình mất thời gian đáng kể. Giống như bonsai, kết quả tốt không nhanh đến, nhưng tốt hơn là qua sự chăm sóc bền bỉ và kiên nhẫn của con người. Yoseki khi được làm ở Nhật Bản bắt đầu bằng cách đặt suiseki ngoài trời trên kệ làm bằng gỗ và tưới nước thường xuyên đúng như bạn chăm sóc bonsai. Tình trạng ước và khô không thay đổi, cùng với việc phơi dưới mặt trời và yếu tố khác, sẽ bắt đầu làm lộ ra tính chất cần thiết và độ lóng lánh của đá sẽ xuất hiện.

Tóm lại, trong quyển sách “Giới thiệu về vẻ đẹp của Suiseki” của Arishige Matsuura, vị chủ tịch của Hiệp Hội Nippon Suiseki đã cô đọng năm yếu tố chính là Hình, Chất, Sắc, Khí, Cổ để đánh giá một suiseki tốt:

Về hình

Khin ngắm nhìn một viên đá người xem được gợi nhớ về một điều gì đó trong tự nhiên, đặt biệt là một phong cảnh hoặc một hình thái thiên nhiên khác. Ông Etsuji Yoshisuura sáng tác quyển “Quy tắc ba mặt” để đánh giá hình dạng: trước và sau, trái và phải, trên và dưới. Nhìn từ bất kì góc độ nào, một suiseki lý tưởng sẽ phải duy trì được một sự cân đối và hài hòa giữa các mặt với nhau.

Về chất

Một suiseki đẹp phải là một viên đá có chất liệu không dễ dàng bị phá hủy hay biến đổi. Nó cần phải cứng thường là 5 (theo thang độ cứng tương đối của Mohs) và nặng, còn phải cho một cảm giác êm đềm của sự tĩnh lặng. Chất liệu có chất lượng tốt cũng phải giữ được ẩm, cảm giác ẩm ước kéo dài khi rưới nước/

Về Sắc

Mặc dù tất cả các màu hài hòa với tự nhiên điều được chấp nhận, nhưng màu tối và dịu nói chung sẽ được thích hơn. Đặc biệt ở Nhật Bản, maguro, hay một màu đen đậm, được coi là lý tưởng. Màu xám đen (haiguro), và màu xanh đen đậm (aoguro) thì cũng rất được quan tâm.

Về khí

Kết cấu bề mặt của đá ban đầu được tạo bởi thiên nhiên, và sau đó được chăm chút bởi quá trình làm cũ do con người (yoseki). Một vài kết cấu được ao ước thường được tìm thấy ở suiseki Nhật Bản như là itomaki: đây là một kết cấu được tạo ra bởi mạch thạch anh chạy trên bề mặt đá cát kết màu xám; shunn là những vết hằn sâu.

Về cổ

Đặc tính suiseki có hình dáng đẹp, chất liệu tốt, có màu sắc đẹp, cấu trúc tốt, và cuối cùng là sự xuất hiện lâu năm. Tuổi của lớp bóng được hình thành bởi cả thiên nhiên và quá trình làm cho do con người (yoseki).

Xem thêm: Đá cảnh – Bộ môn nghệ thuật “cổ – kỳ – mỹ”

 

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG