Ngắm cây ổi 150 triệu và kinh nghiệm chăm cây ổi trong chậu

Một cây ổi găng có dáng “long thăng” với hàng trăm quả, chỉ cao 75cm được chủ nhân rao bán với giá 150 triệu đồng vào năm 2014

Chủ nhân của cây ổi “giá khủng” này là anh Nguyễn Tiến Đưởng ở phường Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương. Anh Đưởng cho hay, cây ổi này được anh chiết và chế tác cách đây 6 năm từ một cành của cây ổi găng khoảng 30-40 năm tuổi, mọc tự nhiên trong vườn nhà. Trong quá trình phát triển, cây ổi cho quả sai trĩu, nhỏ nhưng ăn rất ngọt.

Đây là một cây ổi găng, quả nhỏ đều và sai trĩu, cây cao khoảng 75cm, tán rộng khoảng 1m2, bộ rễ ôm mặt chậu như cây cổ thụ thiên nhiên thu nhỏ. Gốc cây có thế thác, nằm ngang, tán lá tựa ô che bồng bềnh trong gió, thân cây uốn cong như muốn thăng thiên vút lên trời nên chủ nhân đặt tên cho nó là dáng “rồng bay”.

“Cây ổi này đã được tôi đem đi triển lãm ở nhiều nơi như dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Sao Đỏ (Hải Dương)… Có rất nhiều người đến xem và trả giá từ 50 – 70 triệu nhưng tôi chưa bán. Giá khoảng 150 triệu thì tôi mới bán”, anh Đưởng cho biết thêm.

“Cây ổi này đã được tôi đem đi triển lãm ở nhiều nơi như dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Sao Đỏ (Hải Dương)… Có rất nhiều người đến xem và trả giá từ 50 – 70 triệu nhưng tôi chưa bán. Giá khoảng 150 triệu thì tôi mới bán”, anh Đưởng cho biết thêm.

Để cây ổi trồng chậu ra nhiều quả

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều giống cây ổi mới có ưu thế nhanh ra hoa lại cho nhiều quả, tuy nhiên việc chăm sóc bón phân cây ổi trồng chậu ra quả  như mong muốn lại không hề đơn giản.

Trongraulamvuon xin hướng dẫn cách chăm sóc bón phân cho cây ổi trồng chậu ra nhiều quả như sau:

1.Chọn giống cây ổi và chọn chậu trồng cây ổi phù hợp

Các giống cây ổi đang được bán rộng rải chủ yếu có xuất xứ từ nước ngoài như Thái Lan, Đài Loan, Úc… và nhân giống bằng phương pháp chiết cành nên rất nhanh ra trái, nếu được chăm sóc bón phân đầy đủ thì 4-6 tháng là cây ổi giống sẽ cho trái đầu tiên.Nhưng cây giống có nguồn gốc từ chiết cành sẽ nhanh bị suy yếu nếu chúng ta để trái quá nhiều trên cây, có trường hợp cây ổi chỉ cho một đợt trái đầu tiên rồi yếu dần.

Chúng tôi đề nghị chọn giống cây ổi Đài Loan, ổi Nữ Hoàng  hoặc ổi Lê để trồng chậu tại nhà do các giống này có sức sinh trưởng khá mạnh và dễ chăm sóc bón phân.

Việc chọn chậu trồng cây ổi có thể dùng chậu nhựa DS hay chậu sành sứ, với kích thước cho cây giống lúc đầu là đường kính chậu từ 30-35 cm, cao từ 30-40cm,  sau 6 tháng và thu hoạch được hai đợt trái thì sang chậu với kích thước tăng thêm 10 cm ( ưu tiên tăng về đường kính miệng chậu). Như vậy cứ mỗi năm tăng dần kích thước chậu thay theo kích thước lớn của cây.

2. Bón phân và chăm sóc cây ổi trồng chậu tại nhà

Phần đất trồng chúng tôi không đề cập vì đã nói trong bài hướng dẫn trồng cây ổi tại nhà, do cây trồng bị giới hạn sinh trưởng và phụ thuộc vào sự chăm sóc của con người nên cần lưu ý khâu bón phân tưới nước thường xuyên không để cây bị khô nước dễ làm rụng lá cây. Nhớ luôn giữ cây ổi trồng chậu đủ ẩm.

Bón phân cho cây ổi phải theo định kỳ một tháng 2 lần bón cho gốc cây ổi, lần thứ nhất cho hổn hợp đất sạch và phân trùn quế theo tỷ lệ 1:1, rải lớp hổn hợp dầy 2,5 – 3 cm quanh mặt chậu.

Lần bón phân thứ hai cách lần 1 là 7-10 ngày, trộn đều hổn hợp surper lân và  phân hạt NPK tím 9:15:25 TE theo tỷ lệ 2: 1, bón muỗng canh hổn hợp phân rải quanh gốc rồi tưới nước đầy đủ.

Trường hợp cây ổi vừa được thu hoạch trái thì dùng NPK 16.16.8 hay 20.20.15 để giúp cây phục hồi tán lá và chuẩn bị đợt ra quả mới, đồng thời phun thêm phân bón lá giúp cây ổi tăng đề kháng.

3. Tỉa cành tạo tán và ngắt bỏ bớt trái nhỏ để nuôi quả lớn

Để cây ổi tập trung dinh dưỡng nuôi trái thì cần thiết phải ngắt bỏ bớt khi quả vừa tượng hình, chỉ chừa lại một quả trên một nhánh ( ưu tiên để trái gần thân chính nhất). Nếu cây ổi đã lớn có gốc to thì có thể để nhiều trái xung quanh thân chính hoặc cành lớn.

Cây ổi trồng chậu tại nhà được một năm thì bắt đầu tỉa cành tạo tán cho cây khỏe. Để cây ổi ra nhiều quả thì phải tỉa cành tạo tán cho cây khỏe có nhiều nhánh nhất, lúc đó cây ổi đủ sức mang nhiều trái.

4. Nguyên tắc tỉa cành bấm ngọn tạo tán cho cây ổi trồng chậu

– Cắt bỏ những cành khô sâu bệnh, cành yếu nằm phía trong không có ánh sáng để làm thông thoáng tán cây và đảm bảo các cành lá đều có đầy đủ nắng để quang hợp.

– Sau mỗi đợt thu hoach trái thì tiến hành bón phân gốc và tỉa cành thu gọn tán cây ổi, không cắt vào phân cành cấp 2, chỉ bấm phân cành cấp 3. Từ một nhánh ban đầu sau khi tỉa bỏ sẽ xuất hiện hai chồi mới, từ chồi này sẽ cho cặp trái mới. Lưu ý giữ bấm ngọn để tạo khung tán cho cây ổi phát triển theo hình cây nấm.

– Khi cây ổi có nhiều cành nhánh thì nhu cầu bón phân tưới nước phải tăng theo kích thước cây, từ đó cây ổi mới đủ sức cho nhiều quả. Bón phân hạt NPK cho cây lớn cần chia làm nhiều đợt với lượng vừa đủ ( một tháng chia làm 2 đợt cách nhau 15 ngày), tránh bón phân vô cơ với liều lượng lớn sẽ gây sốc phân, làm cây chết.

Ổi Tàu Bonsai (ảnh st)

Kỹ thuật nhân giống cây ổi

Nhân giống ổi rất dễ dàng bằng cả hai cách: Sinh sản hữu tính và vô tính.

Nhân hữu tính bằng lấy hạt từ những quả chín tự nhiên (chín cây) từ cây mẹ dãi nắng có tuổi từ 5 – 15 năm (đang sung sức). Chọn những quả to, nây đều rồi bổ, nạo hạt đem xát bỏ vỏ nhầy bọc ngoài đem phơi dưới nắng nhẹ cho khô giòn rồi bảo quản nơi kín và khô đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao (tới trên 90%) sau 1 – 2 năm.

Gieo vào đầu xuân, tới giữa mùa hạ khi cây giống cao từ 15 – 20cm hãy ươm tiếp trên nền đất mầu, cao ráo và thường xuyên ẩm sau 1 – 2 tháng rồi mới ra ngôi (định vị) gốc cách gốc tối thiểu 4m (trung bình 4,5 – 5m) để trưởng thành khép tán không xảy ra cạnh tranh sinh tồn (cây chạm lá). Chỉ sau 3 –4 năm là bói, cây gieo từ hạt có tuổi thọ rất cao (từ hàng chục đến hàng trăm năm).

Nhân vô tính chủ yếu bằng chiết cành vào mùa nóng ẩm khi cây phát nhựa. Chọn những cành “bánh tẻ” (có mầu vỏ trung gian gốc–ngọn, chưa hóa bần “xù xì”) ở cây mẹ đã bói để khoanh bóc vỏ, cạo sạch “tơ” (là mô phân sinh – tượng tầng) để tránh “dẫn thủy liền sẹo” rồi để ráo nhựa, hình thành mô sẹo sau 3 –5 ngày mới bọc đất, bó bầu. Đây là kinh nghiệm quý của bà con nông dân ở những vùng thâm canh ổi như Bo ở Thái Bình. Nên chọn những cành dãi nắng (lộ sáng) phát ra ở hướng đông đến nam được hưởng vi khí hậu tối ưu thì vỏ dầy chứa nhiều nhựa sống, sớm phát nhanh và nhiều rễ. Sau 3 –4 tháng khi thấy rễ thứ cấp mang lông hút lan tỏa như tơ nhện ở ngoại vi bầu là ta cắt cành hạ thổ. Trồng ổi bằng chiết (hoặc giâm, cấy mô v.v… nếu có đủ điều kiện kích thích mô phân sinh phát rễ) thì “chóng ăn” nhưng cũng “chóng tàn” vì tuổi cây giống tiếp theo tuổi của cây mẹ mà thôi, sớm cỗi (thoái hóa). Đây là biện pháp bổ sung nhanh cho vườn để sớm thu hoạch.

Ổi không kén đất, rất kỵ với các loại phân hóa học (nhất là đạm vì gây tốt lá xấu hoa vống bỡi và hấp dẫn dịch hại). Nếu thiếu phân hữu cơ, có thể bổ sung NPK vi sinh tỷ lệ 10% trên tổng số và 5 – 7% xỉ than, 3 – 5 vôi tả (vôi con kiến) hoặc vữa hả v.v… để nâng cao năng suất và phẩm chất. Ưa dãi nắng và đất thường xuyên “mát tay” (ẩm độ đất nền cho phép dao động từ 60 – 80% ẩm độ bão hòa tức ẩm độ đồng ruộng). Khi cây trên chục năm tuổi thân, gốc hóa bần (vỏ xù xì tự bong) thì quét nước vôi bão hòa để phòng trừ sâu bệnh và tăng phản xạ ánh sáng giúp các cành lá quang hợp tốt .

Xem thêm: Trồng cây Sơ Ri và kinh nghiệm làm Sơ Ri ra trái ll Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng dây ll 12 kẻ thù truyền kiếp của cây Mai Vàng ll Kinh nghiệm nghệ nhân

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG