Làng làm thuốc lào truyền thống có tiếng ở xứ Thanh

Xa xưa ở Việt Nam, phần đông phụ nữ ăn trầu, còn đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm chí suốt cả cuộc đời. Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát … để cho tiện dụng khi xa nhà thì hút bằng điếu cày (điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày). Tập quán hút thuốc lào chính là "khúc dạo đầu" cho cuộc hội ngộ, tương phùng, có thể coi là nét văn hóa của tầng lớp xã hội làng quê thời phong kiến. Ở vùng nông thôn Việt Nam trước kia, hầu như nhà nào cũng có người hút thuốc lào, khi đã hút thuốc lào thì chắc chắn sẽ say, say rồi thì mê mẩn.

Theo Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào (Ai Lao) du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ tương tư). Thời xưa, ngoài miếng trầu là đầu câu chuyện, thuốc lào cũng được đem ra để mời khách, vì vậy thuốc lào đã đi vào ca dao tục ngữ:

Nhớ ai như nhớ thuốc lào,
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên

Một số vùng, thuốc lào đã thành thương hiệu ngon nổi tiếng, như Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến An (thuộc thành phố Hải Phòng) … miền Nam có thuốc lào Cái Sắn, Xóm Mới, Gò Vấp … ở vùng ông Tạ có nhiều tiệm thuốc lào như: Vĩnh Ký, Giang Ký, Vĩnh Phúc … được quảng cáo là êm say như á phiện.

AgriMark chia sẽ những hình ảnh về làng nghề làm thuốc lào nổi tiếng ở xứ Thanh để bạn đọc làm tài liệu tham khảo.

Cứ vào đến tháng 4, 5 hàng năm, người dân làng Thượng Đình, xã Quảng Định, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa lại rộn ràng vào vụ thu hoạch thuốc Lào, sau đó đem ủ, xén và đem phơi để cho ra những sản phẩm thuốc lào đặc biệt đã tạo thành thương hiệu.

Cây thuốc lào được trồng từ tháng 9 nhưng đến tháng 4 năm sau mới thu hoạch được

Cây thuốc lào được người dân trồng từ tháng 9 nhưng đến tháng 4 năm sau mới thu hoạch và chủ yếu chăm cây lấy lá. Ngoài Làng Thượng Đình,Tp Thanh Hóa, loại cây thuốc lào này còn được trồng nhiều, sử dụng nhiều ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Hải Phòng điển hình.

Trồng cây thuốc lào khá mất nhiều công chăm sóc

Người dân xã Quảng Định cho biết trồng loạy cây thuốc lào này khá là mất công chăm sóc vì dễ bệnh như bị nấm, dẫn đến đốm hoặc cháy úa lá. Do đó, hàng ngày họ phải đi nhổ, dọn cỏ, bón phân thật đầy đủ và cân đối để đảm bảo rằng cây sẻ phát triển khỏe mạnh và cho chất lượng lá tốt.

Vào thời gian tháng 4, 5 khi lá thuốc lào đã già, vàng. Làng Thượng Đình lại rộn ràng náo nức chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch lá thuốc lào. Đây là thời điểm lá thuốc lào đã dày, già, cứng nhất và đặc biệt đã ững màu vàng. Lúc này, lá các cây thuốc lào, lá nó nặng cụp xuống như những cái nơm úp trên đồng ruộng vậy.

Thuốc lào được chế biến bằng cách thủ công. Sau khi hái xuống, lá được người dân đem ra dọc bỏ phần cuống đi  rồi sau đó đem cuộn thành những cây thuốc to và dài gần đến 2 m đấy.

Người dân phải thường xuyên lật đổi chổ cho những cây thuốc nhằm để chánh hiện tượng cây thuốc lào nóng quá sẻ rễ bị thối lủn.

Ở Trong môi trường yếm khí, các cây thuốc này tiếp tục được ủ trong khoảng 3 đến 4 ngày sẽ thấy màu vàng và dậy mùi thơm đặc trưng.

Những cây thuốc được các bác thợ thái thành những sợi nhỏ. Công đoạn này khá vất vả khó khăng vì đòi hỏi những người thợ thái thuốc phải tốn nhiều công sức để đánh sợi thuốc càng nhỏ càng tốt, thuốc được đánh ra những chiếc trành, đồng thời nhanh chóng đem ra những chổ có ảnh nắng phơi, tránh bị xỉn màu (màu thâm).

Thuốc lào khi đã thái xong đã bày lên những chiếc phên (chành) và đem phơi ở những chỗ có ánh nắng cao ráo như: ở sân hay bãi đất chống ngoài đồng ruộng, tận dụng khắp chổ nào có ánh nắng.

Gặp trời mưa, “thì đó là quá đen rồi” trời mưa không thể phơi được, Người dân phải làm rạp, ráo lên kê phên thuốc lên, sau đó dùng rơm rạ đốt ở dưới để xấy thuốc, Đốt đều đến khi nào đảm bảo sợi thuốc khô mới thôi. Chỉ dính một chút nước mưa gây ẩm cũng có thể làm thuốc dễ dàng bị hỏng, mốc.

Vì Vậy khi đến ngày thuốc đã chín thì mọi người dân phải thường xuyên xem dự báo thời tiết cập nhật từng giờ để tránh mưa.

Sợi thuốc sau khi đã khô,ửng màu đẹp có mùi thơm đặc trưng và được đóng bao gói bảo quản chờ lái buôn đến lấy để đem tiêu thụ, phân phối khắp các tỉnh thành.

Ở một số Tỉnh khác như Hải Phòng, Thái Bình, người dân phơi thuốc lào trên những chiếc nong tròn hoặc hơi vuông nhỏ hơn những phên dài như ở làng Thượng Đình xã Quảng Định Tp Thanh Hóa.

Sợi Thuốc Lào được gấp thành phẩm, sau khi phơi khô có màu nâu vàng, vàng đậm hương thơm. Giá bán khoảng 45.000 – 75.000 nghìn đồng/kg tùy từng loại thuốc đậm, thuốc nhạt, thuốc vừa, và loại đặc biệt.

Sau khi đã thu hoạch thuốc lào người dân chọn những cây có lá to khỏe, sinh trưởng phát triển tốt. để hoa lấy hạt để nhân giống phục vụ cho mùa sau.

Xem thêm: Vùng đất trồng hoa tiến Vua và Ông tổ của làng nghề Hoa Cảnh xưa II Nghề đan lờ ở Cà Mau II Tham quan và học tập những làng trồng sứ ở Nam Bộ

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0898 422 418 - 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
(Website đang trong giai đoạn Cập Nhật Hoàn Thiện)
EMG