Nghề đan lờ ở Cà Mau

 Thời điểm những cơn mưa đầu mùa cũng là lúc người dân Ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, bắt tay vào công việc quen thuộc là làm lờ, lọp cua. 

Trúc sau khi vót, đem ra phơi nắng để sản phẩm có thể để lâu và không bị hư hại.

    Ấp 7 là ấp duy nhất ở xã Khánh Bình Đông duy trì nghề đan lờ và lọp cua, toàn ấp có 285 hộ thì có hơn 50 hộ sống bằng nghề này. Xuất hiện từ năm 1973, ban đầu chỉ có một hộ “phát minh” ra việc đan lờ để bắt cá trong ao, bờ mương; dần về sau, theo nghiệp “cha truyền con nối”, nhiều gia đình cùng làm nghề, tạo nên một nghề truyền thống ở ấp. Nghề đan lờ, lọp cua đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống bền vững.

    Công việc kéo dài đến tháng 10. Vật dụng chủ yếu là trúc, tre và lưới gân, với giá bán cho thương lái 6.000 đồng/lờ và 15.000 đồng/lọp cua. Sản phẩm được các thương lái mang đi hầu hết các vùng như: U Minh, Thới Bình, Miệt Thứ – Kiên Giang… Bình quân mỗi ngày mỗi hộ làm hơn 100 cái lờ. Ông Quách Văn Huối (71 tuổi) có hơn 40 năm gắn bó với nghề, cho biết: Từ đầu tháng 2 tới giờ gia đình ông đã sản xuất hơn 3.000 cái lờ và hơn 300 cái lọp cua theo đơn đặt hàng của thương lái, bình quân mỗi năm gia đình thu lợi hơn 30 triệu đồng.

 

Để làm nên một sản phẩm phải qua nhiều công đoạn: Chẻ trúc, vót, cắt lưới, đan lưới, nức vành…

 

Nghề đan lờ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

 

Thành phẩm.

    Ông Huỳnh Văn Chiến, Trưởng Ấp 7, cho biết thêm: Nghề đan lờ đã giúp cho bà con thoát nghèo và có thu nhập ổn định, cứ hết mùa lúa là bà con lại bắt tay vào đan lờ, lọp cua. Không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, đây còn là một nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa của người Cà Mau. 

(Theo Báo Đất Mũi)

Speak Your Mind

*

CÔNG TY PHIM CÁCH NHIỆT VÀ TRANG TRÍ NHÀ XANH
ĐC: 76/80 Lê Văn Phan, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú - Điện Thoại: 08 66.828.898; Fax: 08 38610665
 Emai: [email protected] - Hot line: 0898 422 418
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
Khi đăng lại bài rất mong các bạn dẫn nguồn  tới trang agrimark.org để giúp chúng tôi phát triển.
Xin chân thành cảm ơn!
EMG