Kinh nghiệm của nghệ nhân về bộ cành bonsai đẹp

Một tác phẩm Bonsai đẹp chắc chắn có bộ xương chi đẹp. Những nghệ nhân nhiều năm kinh nghiệm đã đúc kết lại kiến thức cơ bản dưới đây, các bạn lưu ý theo dõi nhé!

Việc chọn cành

Bộ cành tạo ra bố cục cho cây, nó góp phần hình thành nên dáng đặc hữu và phong cách của cây. Cho nên, cần phải tạo ra một bộ cành có cấu trúc hợp lý về mặt thẩm mỹ và tuân theo các quy luật của tự nhiên.

Cấu trúc của cành phải phù hợp với cấu trúc của gốc và thân. Sự sắp xếp và cách thể hiện của bộ cành nên phụ thuộc vào kiểu dáng cây. Những cành lớn ở phía dưới, càng lên trên cao cành càng nhỏ dần, cho đến ngọn. Đây là quy luật của tự nhiên.

Khi cây già đi, cành sẽ không vươn cao lên nữa. Cành có xu hướng  nằm ngang hay nghiêng xuống  thấp, với cấu  trúc này có cảm giác như cây đã nhiều tuổi, già đi rất nhiều dưới sức nặng của thời gian. Chỉ có cây còn non cành mới mọc  hướng lên.

Những bộ cành đẹp cần phải có nhiều nhánh phụ thứ cấp, mạng xương càng dày, chi tiết, các đốt cành ngắn, khúc khuỷu tự nhiên.

Cành thứ nhất, là cành thấp nhất trên cây nên có kích thước lớn nhất so với các cành khác. Hướng của nó có thể về phía trái hay phải so với thân cây. Điều này còn tùy thuộc  vào hướng lượn của thân trong không gian.

Cành thứ hai, mọc về phía ngược lại với cành thứ nhất, tạo ra thế quân bằng, hình thành nét đối trọng trong bố cục của không gian.

Cành thứ ba, mọc hướng ra phía sau, cành này tạo ra chiều sâu cho tán cây.

Đó là ba cành cơ bản đầu tiên của cây.

Trong tạo dáng cho cây cảnh bonsai, việc tạo được bộ xương chi đẹp rất cần thiết và phải đảm bảo bộ xương chi đó phải dày, kín, thông thoáng, đảm bảo được vấn đề quang hợp sinh lí đồng thời tạo nên một nét đẹp thẩm mỹ cho cây.  Bộ xương phải tạo được nhiều cấp độ xương thứ cấp (chi con) tối thiếu là chi cấp 3.

Kinh nghiệm kiến tạo chi thứ cấp 

Trong tạo dáng cho cây cảnh bonsai, việc tạo được bộ xương chi đẹp rất cần thiết và phải đảm bảo bộ xương chi đó phải dày, kín, thông thoáng, đảm bảo được vấn đề quang hợp sinh lí đồng thời tạo nên một nét đẹp thẩm mỹ cho cây.  Bộ xương phải tạo được nhiều cấp độ xương thứ cấp (chi con) tối thiếu là chi cấp 3.

Để làm được một bộ xương chi đẹp không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn, thời gian mà còn đòi hỏi cả những kinh nghiệm và kỹ thuật mới có thể tạo ra một tác phẩm đẹp được. Nhiều người nuôi chi 2 – 3 năm nhưng vẫn là một chi thẳng tuột hoặc chỉ được 1 – 2 nhánh rẽ ngang.

Dưới đây cách tạo chi thứ cấp của một số loại cây thường được sử dụng làm cây cảnh bonsai:

1. Cây lá to (gân hình mạng):

– Cây rụng lá: Mai Chiếu thủy lá kim giòn, Khế, cây lá bản…

Loại cây có lá hay bị vàng lá khi già, tự rụng hay không tự rụng, đối với loại cây có như vậy phải chịu khó theo dõi thời điểm vàng lá và rụng lá của cây, khi lá vàng khoảng 30% diện tích lá cũa cây thì tuốt hết toàn bộ là trên cây, kể cả lá còn xanh. Sau đó đợi đến khi mầm mới mọc ra khoảng 3 ngày thì bón thúc phân hữu cơ đậm đặc cho cây. Các mầm con sẽ mọc dài ra, chọn các mầm thích hợp để tạo chi thứ cấp tiếp theo. Tương tư như vậy làm các chi thứ cấp thấp hơn.

Một số người  cho rằng sơn liễu không làm xương chi được nhưng đó là quan niệm sai, bởi vì sơn liễu hay bất kì loại lá nào, đốt lá mọc sát nhau và có khả năng này mầm cao thì là điều kiện lí tưởng để tạo xương nhất.

– Cây lá xanh quanh năm: Sanh, Si…

Đối với những cây thuộc loại này, chỉ cần bấm đọt, lặt lá sát chân cành. Hoặc đối với loại lá to như sanh cắt bỏ nửa 1 lá cũng làm kích thích các mầm con ra nhiều để tạo xương con, hoặc có thể lặt hẳn hết lá khi lá đã thật già đồng bộ cây và cây phải được nuôi dưỡng trong tình trạng khỏe mạnh, phát triển tốt. Bón phân hữu cơ luôn ngay khi bấm đọt:

2. Cây lá kim, lá dài (gân song song):

Tuyệt đối không tuốt toàn bộ là vì có thể làm cây yếu hoặc chết hẳn. Để tạo xương, khi thấy lá già đồng bộ, dùng kéo sắc tỉa hết toàn bộ đầu ngọn chi (lá kim phải dùng tay bấm đọt), lặt 1 đoạn lá ở chân cành (nếu có chi thứ cấp cũng phải lặt luôn ở sát chân cành chi thứ cấp

Khi các mầm con đã đổi màu phải dùng dây nhôm nhỏ uốn ngay để tránh tình trạng chi bị cứng không uốn được, gây chi mọc lộn xộn hay rồi phải cắt bỏ làm lại. Khi uốn 1 bộ chi, thì uốn theo thứ tự chi nào to nhất thì uốn trước, chi nhỏ uốn sau, cứ như vậy uốn từ chi cấp 1 đến cấp 2,3, 4,5….

Chỉ cần theo dõi việc phát triển của cây và tác động đúng thời kì là chi có thể ra nhiều xương thứ cấp và tạo được một bộ xương chi đẹp.

Các quy ước thẩm mỹ cần lưu ý:

Bề rộng của tán cây nên bằng ½ chiều cao của cây, hay nhỏ hơn một ít là hài hòa nhất (tuy nhiên tỉ lệ này không áp dụng cho cây có đường kính thân lớn, chiều cao thấp).​

–       Các cành không được mọc đối xứng nhau qua trục thân như xương cá.

–       Các cành ờ dưới thấp của thân không được mọc hướng về phía mặt tiền làm hạn chế trường nhìn

–       Các cành phía trước không che khuất các cành phía sau, mới cảm nhận được chiều sâu của cây.

–       Các cành xếp luân phiên xen kẽ về các hướng, không che sáng lẫn nhau.

–       Cành không được mọc vòng qua thân chính (mượn cành)

–       Cành không được mọc từ chỗ lõm của thân cây.

–       Cành không để quá nhiều sẽ gây ra sự rườm rà, che khuất vẻ đẹp của thân. Nhưng cũng không để quá ít dễ gây ra cảm giác trơ trọi.

Các quy tắc này, chẳng những phù hợp với quy luật thẩm mỹ mà còn phù hợp với quy luật tự nhiên trong sự phát triển của cây. Đó là quy luật tât yếu của sự hoàn hảo trong một chỉnh thể. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc trên, không dám cắt bỏ những cành mọc sai vị trí, thì không bao giờ có được một cây Bonsai đẹp.

Những cành mọc sai vị trí, những cành lỗi, cành sai quy tắc nếu không thể sửa chữa được thì nên cắt bỏ hoàn toàn, không nên giữ chúng lại trên cây.

14 lỗi cần hạn chế:

1.Cành mọc song song

2.Cành mọc đối xứng

3.Cành mọc vòng qua thân

4.Cành uốn vòng cung

5.Cành mọc hướng lên

6.Các nhánh nhỏ đan cài nhau rối rắm

7.Cành thấp mọc đâm vào hướng nhìn

8.Cành mọc một bên

9.Cành mọc xen ở giữa

10.Cành mọc chụm lại một vị trí

11.Cành mọc đan xen với nhau

12.Cành gập khuỷu tay bất thường

13.Cành mọc chỗ lõm của thân

14.Cành mọc hướng xuống phía dưới

(Bài có sử dụng tư liệu của Bonsai Thanh Tâm, Bonsai Thăng Long)

Xem thêm: Kinh nghiệm điều chỉnh rễ và kỹ thuật tạo rễ cho Bonsai ll Kiến thức về bộ rễ bonsai và kinh nghiệm tạo rể buông cho Sanh – Lộc ll Một số kinh nghiệm làm lá cây nhỏ lại – Người chơi bonsai cần biết

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG