Thủ thuật cắt giật để tạo một tác phẩm bonsai

Cắt chuyền hay cắt giật là một trong những thủ pháp "công phu" để tạo nên tác phẩm bonsai đẹp, thủ thuật này ngày nay đang được các giới chơi cây ứng dụng. Mặt hạn chế của "thủ pháp cắt giật" là đòi hỏi người chơi phải kiên trì lâu năm thì mới đạt được một cây ưng ý​, có khi phải làm đi làm lại nhiều lần, tốn một khoảng thời gian khá dài mới xong tác phẩm. AgriMark sưu tầm bài viết của tác giả Vũ Hưng dịch từ Bonsai Techniques.của Cụ John Naka. Bài viết đã được đăng tải trên các website và diễn đàn cây cảnh. Bạn nào chưa đọc thì đọc lại và chia sẻ thoải mái để làm tư liệu.

Phương pháp cắt giật dành cho những cây có thân lắc lượn

Chắc chẳng cần giải thích gì nhiều, bạn cứ theo các bước như hình vẽ mà cắt thôi.

Phương pháp cắt giật để tạo những cây trực

Bạn để ý thân cây trực thì cách cắt có hơi khác một chút: nhát cắt thứ 2 ở bên trên nhát cắt thứ nhất chứ không phải ở bên dưới như cách cắt thân lắc lượn. Cắt như thế thì thân mới thẳng được.

Cần hết sức lưu ý điểm C thường có một cục lồi ra, đó là do nhựa bị ứ đọng. Nếu thấy phù to mất thẩm mỹ thì có thể lấy băng quấn thật chặt lại cho nó không phù thêm nữa.

Nhìn hình minh họa thì thấy rất dễ dàng, sẵn sàng lấy ăn sau vài năm. Trên thực tế, các bạn chỉ nên thực hiện như trên với một số loài cây như: sanh, ổi, tường vi (tử vi, bằng lăng)…

Chứ gặp những loài vỏ dầy, gỗ mềm như cây Dương (phi lao), cây Du (Ulmus) thì phải coi chừng. Lý do là khối u ở điểm C (như hình trên) rất dễ làm hư dáng cây.

Cắt giật để tạo cây dáng chổi

Đối với những cây vỏ dầy, gỗ mềm như cây Du (Ulmus) thì nên tạo cây dáng chổi bởi cành mới rất dễ phát ngay tại mép vết cắt trên lớp cambium. Lưu ý rằng ta sẽ cắt 2 nhát không đều nhau để sau này khi liền sẹo vết cắt nhìn sẽ tự nhiên hơn.

Khi chồi mới phát ra ta cần dùng dây nilong quấn chặt lại để không bị phù.

Nếu không bó, chỗ chồi mới sẽ bị phù như hình dưới đây.

Tiếp theo ta cắt vài lần nữa là được một cây dáng chổi đẹp.

Nhớ để lại một cành mọc thẳng đứng ở giữa để giúp cây phát mạnh và chóng kéo sẹo ở vết cắt giữa thân. Những cành chung quanh được tỉa ngắn mỗi năm hai lần để sớm có cành dăm.
Cành phát mạnh giữa thân sẽ cắt ngắn sau vài năm. Cắt ngang sao cho từ vết cắt bung ra vài chồi là tốt.

Với những vết cắt lớn trên 10cm thì chúng ta nên làm thế này:

a. Nên cắt cành làm 2, 3 lần để nhựa gián đoạn dần ở khu vực tiếp giáp cành và thân.
b. Nếu không thấy có chồi mọc trên thân ở vùng định cắt sau cùng, thì bạn nên ghép 1 cành vào vùng đó trước khi cắt.
c. Có cành ghép hoặc chồi gần chỗ cắt, bạn tiến hành cưa bỏ cành. Cưa sao cho còn chừa lại khoảng 3 cm cành.
d. Dùng kềm cạp dần vết cắt tới vỏ thân.
e. Dùng đục lõm (hoặc dao sắc), đục chung quanh mép vết cắt (cạp) thành hình giọt nước và mỏng mép.
g. Nhớ đục sao cho có núm nhọn ở gần khu trung tâm.
h. Dùng keo liền sẹo thoa lên vết cắt, nhất là phần mép vết cắt cần được thoa kín keo.

Nếu bạn dùng keo liền sẹo lỏng màu vàng, vết cắt sẽ không nhiễm trùng (do lưu huỳnh trong keo) nhưng tế bào cambium dễ bị chết cháy (do lưu huỳnh) nên không tạo tế bào quấn mép vết cắt được.

Nếu không có keo liền sẹo, bạn ra ruộng mạ, moi lấy một ít đất thịt dưới chân ruộng mạ. (Đất thịt chứ không phải bùn nha!). Dùng đất thịt dưới ruộng đắp kín vết cắt, bạn sẽ sớm có vết cắt kéo sẹo.

Bạn có thể lấy lưới mịn, hay vải mùng (ny-lon) bao nhẹ lớp đất thịt, giữ cho khỏi rớt (đừng bao kín)

Trên đây là kiểu trị vết cắt của 70 năm trước của nông dân Nhật, và họ vẫn xài như vậy ở nhà quê.

Xem thêm: Kỹ thuật quấn kẻm và kinh nghiệm chọn thời điểm cho từng chủng loại bonsai ll Khái niệm về lũa, tham khảo vài kỹ thuật lũa trong tạo tác bonsai ll Quá trình tạo cây bonsai thác đổ và kinh nghiệm nuôi ngọn

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG