Ở Việt Nam, cây ngô đồng còn được gọi là vạn linh, sen núi, dầu lai có củ. Vì cây có hoa lá đẹp, xanh tốt quanh năm và hoa rất bền nên được trồng làm kiểng nhiều nơi ở Việt Nam.
Bác sĩ Bạch Văn Cam, Cố vấn khối Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết cây ngô đồng có tên khoa học là Jatropha podagrica, có nguồn gốc ở châu Mỹ.
Độc tố chính có trong cây ngô đồng là chất curcin gây bệnh ở đường tiêu hóa, gan. Nếu trẻ con ăn phải hạt cây ngô đồng sẽ bị bỏng rát ở họng, đau bụng, ói, tiêu chảy.
Độc tố chính có trong cây ngô đồng là chất curcin gây bệnh ở đường tiêu hóa, gan.
Khi đã bị ngộ độc nặng sẽ xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tim mạch, ức chế hệ thần kinh trung ương.
Làm gì khi trẻ bị ngộ độc?
Bác sĩ Trần Văn Năm, nguyên Viện phó Viện Y dược học dân tộc TP.HCM khuyến cáo, đối với trẻ nhỏ, bị ngộ độc phần lớn do ăn, uống phải các chất độc của cây hoa.
Cây ngô đồng có nguồn gốc từ châu Mỹ.
Nếu nghi ngờ hoặc biết chắc chắn các cháu ăn phải những cây kể trên cần lập tức dùng mọi biện pháp làm các cháu nôn ra, càng nôn được nhiều càng tốt.
Trong khi nôn cần để đầu nghiêng về một bên và dùng khăn lau sạch các chất dịch, đàm nhớt. Cho trẻ uống một cốc nước ấm (có thể pha muối) rồi tiếp tục để trẻ nôn.
Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời, hãy đưa trẻ bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, gia đình nên đem theo cây ngô đồng để bác sĩ xác định đó có phải là cây ngô đồng hay không.
Nên đem theo cây ngô đồng để bác sĩ xác định đó có phải là cây ngô đồng hay không.
Theo bác sĩ Bạch Văn Cam cảnh tỉnh, hầu hết các độc chất trong hoa đều không có thuốc giải, thuốc đặc trị nên chỉ điều trị theo triệu chứng. Nếu ngộ độc cây ngô đồng, cần xét nghiệm máu, đường huyết, chức năng gan…
Người bệnh thường được điều trị triệu chứng, rửa dạ dày, uống than hoạt tính, truyền dịch để bù lượng nước bị mất do nôn, tiêu chảy, rối loạn điện giải.
Speak Your Mind