Phòng ngừa & cứu sống cây bị tróc vỏ, bỏ chi – Kinh nghiệm cần biết

Khi bứng cây bị tróc vỏ, cây trồng đột nhiên có một cành bị suy, khô rồi chết… là một sự đau đầu "không hề nhẹ" cho những người yêu thích làm vườn từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp.

AgriMark mở chủ đề này để chia sẻ những kinh nghiệm từ giới nhà vườn, nghệ nhân bonsai đã có nhiều "thâm niên xương máu". Mời các bạn tham khảo.

* Cây Mai Vàng chết khô từng cành

Mai vàng rất khó chịu, dễ rất dễ mà cũng “đỏng đảnh” vô cùng, chuyện chăm không kỹ bị chết chi là nỗi ám ảnh của người chơi. Thường thường bạn mua cây mai ở chợ về thấy chi cành đóng rong rêu dày đặc thì đừng vội mừng và tin lời người bán là do cây Mai “cổ – lão”…hãy mau mau dùng bàn chảy chà sạch chổ rêu bám mốc meo đi, cành cây mai sạch sẽ chừng nào thì cây càng khỏe chừng nấy, chi cành cũng ít bệnh tật mà "bỏ bậy".

Đối với những cây Mai già từ 10 năm trở lên thường có hiện tượng bỏ cành có thể do các nguyên nhân sau"

– Do cạnh tranh dinh dưỡng: cây mai trong quá trình sinh trưởng, phát triển tự nhiên, thì những cành phần trên ngọn sinh trưởng mạnh và có sức cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng rất mạnh, làm cho các cành phần gốc sinh trưởng kém hơn và yếu dần. nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho các cành này chết. ( Đây củng là tính tỉa cành tự nhiên của cây trồng )

Biện pháp khắc phục: Tăng cường chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây mai. Thường xuyên tỉa cành tạo tán, cắt bỏ bớt diện tích lá đối với những cành phía trên. cắt tỉa tạo tán cây mai theo dạng hình chóp để tạo cho các cành phía dưới có đủ ánh sáng, dinh dưỡng sẽ phát triển cân đối hơn.

– Do sâu hại: cây mai cũng thường bị nhiều loại sâu phá hại, trong đó có sâu đục thân. Nếu sâu đục thân gây hại nhẹ thì cành bị yếu dần và chết từ từ. nếu bị hại nặng có thể cành bị gãy hoặc chết rất nhanh. Sâu đục thân khoan vào phần thân, cành để ăn xellulo (Gỗ) và tạo ra đường rỗng trong cây.

Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên theo dõi để phát hiện sâu hại, khi phát hiện có sâu dùng thuốc hoá học để phun. Nếu không theo dõi được sâu có thể phun định kỳ vào các tháng 3- 6 là thời điểm sâu đục thân thường xuất hiện. Các lần phun cách nhau 1 tháng, dùng các loại thuốc như basudin, Padan, basa… liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì. Khi sâu đã đục vào cành, thân dùng sợi thép nhỏ hoặc gai mây luồn theo lỗ đục để diệt sâu, sau đó dùng bông hoặc đất sét trộn với Basudin 10H hoặc các loại thuốc phun phòng ở trên  bịt kín lỗ dục của sâu.

– Do nấm hại: Cây mai thường bị các loại bệnh như đốm đồng tiền, bệnh rỉ sắt, bệnh nấm hồng hại cành. Trong đó bệnh nấm hồng gây hại nặng nhất. Khi nấm tấn công vào cành sẽ llàm cho cành yếu dần và chết. bệnh nặng có thể làm cho cây chết hoàn toàn.

Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc, bón phân đầy đủ cân đối, kết hợp tỉa cành. có thể phun phòng và trừ bằng các loại thuốc như Vicarben, Anvil, Score…theo định kỳ hàng tháng. nếu điều trị phun 1 tuần một lần. Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

Xem thêm: Mai Vàng – Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cơ bản 

* Đối với Khế, Sung:

Bạn lưu ý trên nhánh cây sung có những con bám như hình thì đó là bị rệp sáp, cần phải lấy tay bóp chết và phu thuốc trừ rệp.

Khi cắt tỉa cành, bạn phải tỉa cho đều. Nếu bạn tỉa chi này mà giữ nguyên chi kia, cây sẻ hút nhựa mạnh lên những chi không bị cắt, dẫn đến suy yếu chi bị cắt và có thể dẫn đết chết chi.

* Sơn liễu, MCT kim giòn: 

Nói về đề tài này, Nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh chia sẻ trên Diễn đàn cây cảnh VN như sau:

Đối với Sơn liễu hay 1 số loại hay vàng lá khi cần thay lá như mai chiếu thủy kim giòn, dù là có thể tự rụng nhưng nếu không lặt lá thì sẽ bị bỏ chi, nên tại sao kim giòn hoặc sơn liễu một số anh em nuôi hay bị bỏ chi là vậy. Khi lá già, các mầm non chưa bung ra nên tuốt lá không sợ mất mầm nào. Do đó, nếu lá vàng do già thì chỉ cần vàng 30% trên tổng số lá là phải tuốt thì mới kích thích mầm mới ra nhiều được: dễ làm xương chi và không bị bỏ cành.

* Một số nguyên nhân cây bị bỏ chi khác

Ngoài ra bạn cần lưu ý một số nguyên nhân làm cây bị bỏ cành bỏ chi sau:

– Trồng rập quá, thiếu nắng

– Vào kẽm mạnh tay làm giập nặng cành nhánh.

– Cây bị suy kiệt dinh dưỡng

* Cứu sống cây bị bóc vỏ 

Vỏ cây là lớp da của cây, có chức năng chính là bảo vệ lớp libe (phloem). Đối với thực vật có mạch, đây là lớp cung cấp chất dinh dưỡng, như hệ tuần hoàn của chúng ta, cung cấp năng lượng do lá cây tạo ra đến các bộ phận khác. Do đó, khi vỏ cây tổn thương, lớp libe cũng sẽ bị ảnh hưởng.Gió mạnh có thể khiến vỏ cây rách, bong hoặc tách khỏi thân cây, trong khi động vật hay có thể lột vỏ cây theo từng mảng.

Nếu mức độ tổn thương ở vỏ ít hơn 25%, cây vẫn sẽ tồn tại mà không gặp vấn đề nghiêm trọng, miễn là vết thương được điều trị và không mở quá rộng để có thể lây nhiễm bệnh cho cây. Nếu tổn thương 25-50%, cây sẽ chịu một số thiệt hại nhất định nhưng vẫn có thể sống. Dấu hiệu tổn hại thường là rụng lá hay chết cành. Các vết thương có kích thước lớn này cần được xử lý sớm và theo dõi cẩn thận. Trong trường hợp ảnh hưởng hơn 50%, sự sống của cây sẽ bị đe dọa.

Trong khi đó, nếu hành động bóc vòng vỏ cây quanh thân cây ở mức 100%, việc cứu sống cây không hề dễ dàng và cây có thể sẽ chết. Chuyên gia chăm sóc có thể áp dụng phương pháp hàn gắn tổn thương trên lớp vỏ và cho phép cây sống đến khi tự phục hồi.

Các phương pháp xử lý

Theo các nghệ nhân làm vườn nhiều kinh nghiệm, dù mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều, người chăm sóc cũng phải cần chăm vết thương cho cây càng sớm càng tốt. Nếu cây chỉ đơn giản bị rách hay xước nhẹ, hãy làm sạch vùng thân đó bằng nước để giảm khả năng xuất hiện mầm bệnh và gây tổn thương lớn hơn, không sử dụng lớp nhựa sealant mà để cây tự chữa lành và tiếp xúc với không khí.

Nếu vỏ cây bị loại bỏ vẫn còn, người chăm sóc có thể giữ chúng lại và gắn lại vào cây. Tuy nhiên, lưu ý trong giai đoạn này là gắn cùng hướng như trước khi vỏ cây bị tách ra ngoài, nhờ đó lớp libe mới có thể vận chuyển chất dinh dưỡng theo đúng hướng. Để tránh vỏ cây chết, quy trình trên cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Nếu lớp vỏ đã "mất tích", người chăm sóc cần đảm bảo rằng cây có thể tự lành một cách sạch sẽ. Những vết thương lởm chởm sẽ cản trở đường vận chuyển chất dinh dưỡng của cây, do đó bạn cần làm sạch chúng bằng cách cắt một hình oval quanh chu vi vùng tổn thương để loại bỏ lớp vỏ. Quy trình này yêu cầu vết cắt nông và gần vết thương, không dùng nhựa sealant.

Xem thêm: Kinh nghiệm nghệ nhân về cây Mai Vàng

Tìm hiểu về cây me và kinh nghiệm chăm sóc 

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK tại Hội Quán SAIGON Ta
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
CÔNG TY PHIM CÁCH NHIỆT VÀ TRANG TRÍ NHÀ XANH
76/80 Lê Văn Phan, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú - Tel/ Fax: 08 38610665
 Emai: [email protected] - Hot line: 0898 422 418
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
EMG