AgriMark tổng hợp những thuật ngữ trong kỹ nghệ gốm sứ dành cho những người sưu tầm :
(Chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên để bổ sung hình ảnh cho từng thuật ngữ để các bạn dễ hình dung)
ÁM HỌA:
Ám họa có nghĩa là lối trang trí “ẩn, tàng dấu” hiểu theo nghĩa thông thường. Ám họa thường được áp dụng trên cốt thai trắng trước khi phủ một lớp men không màu trong suốt. Các họa tiết thường là vạch hay in chìm, và cũng có khi khá đặc biệt là những hoạ tiết được vẽ bằng bút lông trên một miếng lót. Đúng theo cái tên của nó, các họa tiết này thường khó thấy. Ám họa trở nên đặc biệt thông dụng vào thời Minh và tiếp tục được ưa chuộng ở thời Thanh.
AOKIN: Còn được gọi là koban; là hợp chất giữa vàng cám và bạc cám để tạo ra màu xanh lục bóng.
BẠCH ĐÔN TỬ: Theo nghĩa đen có nghĩa là “ngói trắng”. Cái tên được bắt nguồn từ một loại đá có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng là một loại gia liệu được các lò gốm Cảnh Đức Trấn rất ưa dùng trong việc chế tạo đồ sứ.
BÌNH CACHE: Là một loại bình trang trí thường dùng để cắm hoa, thường bằng sứ
BISCUIT: 1) Là một cách gọi cốt thai của đồ sứ nung cao nhiệt. 2) Là một dạng cốt gốm được nung trước khi tráng men. Có một vài loại gốm được nung hoàn toàn không cần tráng men trước khi nung. Một số sản phẩm gốm có những khoảng không được tráng men, lại có những khoảng được tráng men. Những món đồ hoặc những khoảng Biscuit như vậy có thể lại được tráng men rồi nung thêm một lần nhiệt thấp nữa.
BIZEN: Loại đồ gốm cao nhiệt, không tráng men có xuất xứ từ tỉnh Bizen (vùng Okayama Nhật Bản ngày nay), có đặc trưng với nước men tro tự nhiên màu vàng kim, da cam hay màu lục lam, màu tro hoặc đỏ nâu. Chúng được tạo ra bằng cách gói bán thành phẩm trong rơm rồi đem nung.
BLANC DE CHINE: Gốm trắng thuần khiết với nước men bóng được sản xuất từ thế kỷ 16 tại các lò gốm Đức Hóa thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
BLANC DE CHINE: Một thuật ngữ bằng tiếng Pháp dùng để gọi đồ sứ trắng ngà (thế kỷ 17-18) với đồ án trang trí chìm, là sản phẩm sứ xuất khẩu của vùng gốm Đức Hoá thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
CARTOUCHE: Một dải trang trí hình xoắn ốc.
CELADON: Đồ có nước men xanh lục được tạo ra khi trộn thêm ô xít sắt vào men. Tuy được gọi là “đồ men lục” nhưng nó có thể có nhiều màu như vàng, xám, màu lục nhạt hay lam lục nhạt, màu ánh xanh.
CHINOISERIE: Sản phẩm mỹ nghệ phương Tây phỏng chế theo các sản phẩm mỹ nghệ của Trung Quốc. Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ những món đồ có niên đại từ thế kỷ 17,
18.
COBALT: Là loại men màu lam dùng để trang trí đồ thanh hoa.
ĐA SẮC: Đồ đa sắc được sản xuất từ đầu thế kỷ 16 và thông dụng trong suốt thời Minh. Loại đặc trưng là với các tông màu đỏ, xanh, vàng, hồng và đen.
DIAPER: Lối trang trí lặp, thường là dạng hình học như hình kim cương.
ĐỊNH DIÊU:
Đồ sành men của Trung Quốc, được bắt đầu sản xuất từ thế kỷ thứ VIII. Đồ Định diêu thường có màu trắng trơn, hoặc được trang trí với đồ án khắc vạch, đắp nổi, khuôn ấn, hoặc chạm trổ với các mô típ chim phượng, hoa loa kèn, hoa mẫu đơn là những mô típ trang trí thông dụng. Định diêu có ba dòng sản phẩm chính là Bạch Định, Phấn Định, và Thổ Định.
TOUCAI (ĐA THÁI): Đồ án đa thái là đồ án có màu chủ đạo là màu xanh lục. Đây là một loại gốm có đồ án trang trí trên men của Trung Quốc lần đầu tiên được sản xuất vào thời Khang Hy mà ở đó men màu xanh được dùng làm một phần của đồ án trang trí, tiếp đến là các màu khác như màu đỏ ô xít sắt, màu lam, màu vàng và tím hoa cà được sử dụng để hoàn thiện nốt đồ án trang trí. Trong tiếng Trung Quốc, đồ án này được gọi là wuchai hoặc Yingchai (Ngũ thái). Nhưng người ta dùng thuật ngữ famille verte để chỉ đồ án Ngũ thái chỉ bắt đầu từ thời Khang Hy trở đi. Mặc dù trên thực tế đồ Ngũ thái được sản xuất từ rất sớm, từ thời Nguyên.
HAKUJI (BẠCH TỪ): Loại sứ trắng trơn.
ĐỒ ÁN MEN ĐỎ DƯỚI MEN: Đồ án trang trí men đỏ dưới men thường rất rực rỡ và biểu trưng cho không khí lễ hội, ra đời từ thời Nguyên. Đến sau này vẫn được tiếp tục sản xuất ở thời Minh, Thanh. Những món đồ có niên đại Tuyên Đức thường có màu đỏ sẫm, trong khi đồ Thành Hoá lại có màu sắc tươi sáng hơn. Nhưng lối trang trí này dần không được sử dụng từ giữa Minh, và chỉ cho tới thời Thanh Khang Hy mới được khôi phục. Có thể thấy sản phẩm của thời Ung Chính tốt hơn rất nhiều so với sản phẩm của những giai đoạn trước.
ĐỒ ÁN TRANG TRÍ ĐẮP: Một dạng đồ án trang trí được tạo riêng bằng khuôn hoặc bằng tay (bằng sét, kaolin) sau đó đắp lên thân cốt thai; như các đồ án song ngư, rồng, hoa cỏ nhân vật…
ĐỒ ÁN TRANG TRÍ KIỂU INCISED: Là những đồ án trang trí lá, hoa, văn cuốn, các đường được khắc trên cốt thai còn ẩm với dụng cụ bằng gỗ hay tre.
ĐỒ CANTON: Đồ sứ men Canton là một khái niệm thường dùng để gọi đồ sứ vẽ men nhiều màu. Lối vẽ men này được du nhập vào Trung Quốc từ thời Minh và được sử dụng trên các chất liệu như gốm sứ, kim loại và thuỷ tinh bằng cách đổ men vào các hộc (giống như pháp lang) hoặc bằng cách vẽ thẳng men lên bề mặt món đồ. Lối sử dụng men vẽ thẳng lên bề mặt món đồ du nhập vào Trung Quốc từ Châu Âu qua đường biển và được những người Canton học và đưa vào sử dụng, do vậy nó được gọi là đồ Canton hay đồ Quảng Châu. Trước tiên, một lớp men đục được phủ lên bề mặt món đồ rồi đem nung để được một bề mặt bóng láng. Tiếp theo nhiều men màu được vẽ lên bề mặt đó theo đồ án, sau đó đem nung lại một lần nữa, quy trình sản xuất kết thúc.
ĐỒ ĐẤT NUNG: Gốm đất nung (còn gọi là “Terracota”), được làm từ loại đất sét thông thường, nung ở nhiệt thấp khoảng 800-1100OC.
ĐỒ MEN LỤC: Là đồ sành da đá có nước men chứa ô xít sắt.
ĐỒ MEN MÀU CANTON: Đồ men màu Canton là tên thường gọi của loại đồ sứ được vẽ men nhiều màu. Việc sử dụng men nhiều màu trên đồ sứ, đồ đồng ở Trung Quốc được bắt đầu từ thời Thanh với nhiều kỹ thuật khác nhau như đổ men màu vào các ô trang trí (cloisonné), khảm men (champlevé), hay vẽ men trên bề mặt món đồ. Phương cách cuối cùng này có nguồn gốc từ châu Âu du nhập vào Trung Quốc qua đường biển vào đầu thời Thanh. Những người đầu tiên học và sử dụng nó là người Canton, do vậy mới có tên là đồ Canton (Quảng Châu), hay còn gọi là đồ vẽ men Canton. Trước tiên, người ta tráng một lớp men mờ mỏng lên bình đồng, sau đó đem nung để chiếc bình có bề mặt trơn. Tiếp đến, họ dùng men nhiều màu vẽ lên trên mặt chiếc bình đã được tráng men, cuối cùng lại đem chiếc bình đó nung lại lần thứ hai trước khi kết thúc chu trình sản xuất.
ĐỒ TRIỀU AN (CHAOAN): Đồ có màu xanh lục hoặc xanh trắng (qingbai) được sản xuất ở huyện Triều An, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc từ thế kỷ 12.
ĐỒ TRƯỜNG SA (CHANGSHA): Gốm có cốt dày, men phủ màu da bò với nước men trong có ánh lục hoặc ánh vàng.
DOUCAI (ĐẤU THÁI): Còn gọi là Thanh hoa đấu thái. Nó rất được thịnh hành thời Minh. Đây là một loại hình gốm sứ thanh hoa dưới men được vẽ kết hợp với màu trên men. Thanh hoa dưới men được vẽ trước khi tráng men và được đưa vào lò nung. Sau đó, người ta dùng men cổ thái và phấn thái vẽ vào hay điểm xuyết vào các phần còn trống ở trên men để hoàn chỉnh tác phẩm. Một điều tối kị của đấu thái là không bao giờ dùng thanh hoa vẽ viền cho những mảng màu ở trên men.
ĐỨC HÓA: Các lò gốm Đức Hóa ở tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc sản xuất khá nhiều sản phẩm khác nhau nhưng sản phẩm đặc trưng của các lò gốm vùng này là gốm trắng với nước men không màu trong suốt và rất bóng. Những sản phẩm nổi tiếng của vùng là tượng Đạo Phật và Đạo Giáo, những loại bình như lư hương…Trong khi phần lớn các sản phẩm của Đức Hoá là gốm độc sắc trắng, một số sản phẩm của vùng này vẫn có hoạ tiết dưới men màu lam, một số khác còn mang đồ hoạ đa thái trên men.
HỘP GỐM: Là những món đồ bằng gốm nhỏ hình tròn hay hình vuông, thường có nắp.
KO-IMARI: “Ko” có nghĩa là cổ, Ko-Imari theo tiến trình lịch sử là thời kỳ sản xuất gốm sứ tiếp theo sau Shoki-Imari, và khi nhắc đến Ko-Imari là nhắc đến thể loại sứ có niên đại cuối thế kỷ 17 kéo dài tới giữa thời Edo. Cũng giống như Shoki- Imari, Ko-Imari rất được ưa chuộng và đắt đỏ, nhưng không hiếm như Shoki-Imari.
IRO-E: Sứ men được sản xuất bằng phương pháp phủ men màu lên trên sản phẩm đã được vẽ hoạ tiết trang trí và nung trước, thường sử dụng là cobalt xanh. Những men màu thường dùng là vàng kim, màu đỏ, xanh lá và xanh biển. Công đoạn tráng men không được thực hiện trước mà được thực hiện ngay sau những công đoạn đầu tiên của tiến trình sản xuất gốm sứ. Sứ Imari xuất khẩu nổi tiếng nhất là Imari men iro-e, thông thường theo phong cách sao cho phù hợp với sở thích của người phương Tây.
KAKIEMON: Được biết đến là sản phẩm của những người thợ gốm làm việc ở các lò gốm Nangawa gần Arita. Sứ Kakiemon là loại gốm sứ chất lượng cao được sản xuất trong các thế kỷ 18, 19, 20. Sakaida Kizaemon (1596-1666) trong lịch sử đã được coi là loại sứđầu tiên được phủ men của Nhật Bản, nhưng gần đây các nhà nghiên cứu cho rằng điều đó là thiếu chuẩn xác và men Kakiemon chính xác là có niên đại sau sứ men Hizen.
KRAAK: Đồ Kraak được sản xuất và cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Suốt thời Vạn Lịch (1573 – 1620) một loại gốm sứ được trang trí theo kiểu phân mảng và trở nên nổi tiếng với tên gọi Kraak, lấy theo tên một con tàu buôn Bồ Đào Nha được gọi là Caraak, vì con tàu này đã trở loại sứ này và những hàng hoá khác của Trung Quốc bị Hà Lan bắt lại ở Malacca vào năm 1603 và dẫn đến Amsterdam. Đây là loại đồ sứ đầu tiên được trở đến Châu Âu với số lượng lớn và đặc biệt nó đã gây ảnh hưởng lớn tới đồ sứ Châu Âu và sứ Hà Lan.
Là một phân loại của đồ Phấn thái. Đồ án Famille noire cơ bản là đồ án phấn thái trên nền đen. Có được màu đen là do cốt gốm được tráng một nước men áo bằng cô ban. Sau đó lại được phủ lên bằng một lớp men chì màu xanh đồng.
MEN LÔNG THỎ: Một dạng đường kẻ có màu nâu, thường thấy trên đồ Jian đen, được sản xuất ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Một loại bình của Trung Quốc, cổ bình thu hẹp, thân cao, vai thon, đế bình thu hẹp, vốn được sử dụng làm bình rượu. Dưới Triều Tống (960-1279), bình được đổi tên thành mai bình vì nó được sử dụng để cắm hoa mai. Cũng kể từ đó những chiếc bình có kiểu dáng như nêu trên được gọi là Mai Bình. Mai Bình trở thành loại hình đồ gốm đặc trưng của thời Nguyên (1279 – 1368) và Minh (1368 – 1644).
MEN: Là dung dịch khoáng được dùng làm áo ngoài cho đồ gốm sứ, lớp áo này sẽ trở nên bóng như gương khi được nung đốt, được dùng để trang trí hay gắn bề mặt của đồ gốm sứ. Cốt thai có thể được nhúng vào men, vẽ bằng men, hay sịt men bằng bình sịt trước khi được nung đốt.
NABESHIMA: Lò sứ đầu tiên cho Nabeshima được lập lên ở Iwayakawa-chi vào khoảng năm 1630, sau này chuyển đến Okochiyama. Việc sản xuất ở đây được tiến hành dưới sự giám sát của Saga Daimyo Lord Nabeshima, những sản phẩm gốm sứ này chủ định được sản xuất ra để phục vụ Daimyo, và vì vậy chất lượng của chúng thật tuyệt hảo. Sau này vào thế kỷ 19 những sản phẩm này được sản xuất ra để phục vụ cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Đặc trưng của Nabeshima là lối vẽ phác thảo được thực hiện bằng màu xanh dưới men, tiếp theo được tráng men đa thái. Các đồ hình trang trí tuyệt mỹ và hoàn hảo.
NUNG ĐỐT: Được nung ở trong lò nóng. Nung nhiệt độ cao (1200-1400 độ C), sản xuất ra đồ sứ, nung ở múc nhiệt trung bình (1200-1280 độ ) cho ra các sản phẩm sành da đá. Đất nung được nung ở nhiệt độ thấp (800-1100 độ C).
PHÁP HOA: Pháp hoa phát triển rất rực rỡ ở Puzhou và Zezhou thuộc tỉnh Thiểm Tây, sau đó lan đến nhiều nơi khác. Để tạo đồ án pháp hoa người ta vẽ đồ án lên bề mặt món đồ với những gam màu nổi bật lam, lục, tía. Pháp Hoa đầu tiên được đưa vào sử dụng từ cuối Nguyên và thành công rực rỡ ở thời Thanh, đến thời Thanh Càn Long thì ít dần.
FEN CAI (PHẤN THÁI ): Nghĩa đen là tập hợp những màu hồng. Đồ án phấn thái được bắt đầu sử dụng từ cuối thời Khang Hi, ở đó màu chủ đạo là màu hồng sẫm và đỏ son. Màu hồng có được là do việc cho thêm một lượng keo bằng vàng vào ô xít chì – kali-silic. Những món đồ được trang trí với đồ án phấn thái đẹp nhất được sản xuất từ thời Thanh, Ung Chính. Đồ án Phấn thái là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa kỹ thuật vẽ đồ án truyền thống với việc tối ưu hoá sự linh hoạt của lối vẽ để tạo ra đồ án nhiều lớp. Sau khi đã vẽ song đường viền của đồ án, người ta sẽ vẽ thẳng “Pha lê trắng – 玻璃白色” lên cốt thai. Sau đó màu sẽ được trộn với nước hoặc dầu chuyên dụng để vẽ lên. Cuối cùng là quá trình nung đốt. Phấn thái được phát triển từ kỹ thuật men Ngũ thái và cũng là một thành tựu mới của sứ Thanh. Người ta phát minh ra lối trang trí này từ thời Khang Hy, nhưng ban đầu, sản phẩm không mấy thành công. Mãi đến thời Ung Chính, sứ Phấn thái mới được sản xuất rộng rãi và đạt được độ tinh mỹ.
PHONG CÁCH CLOISONNE: Là lối sử dụng xen kẽ để lộ các mảng cốt thai giữa các mảng men màu khi trang trí món đồ.
QUÂN DIÊU: Quân diêu, thời Tống được coi là một trong “ngũ cổ” diêu của Trung Quốc, Quân diêu nằm ở huyện Yu, tỉnh Hà Nam (Henan). Những phát hiện khảo cổ học ở diêu chỉ Baguodong chứng minh được rằng di chỉ này từng là nơi sản xuất đồ ngự dụng, đặc biệt là chậu gốm, ang rửa bút và bình để phục vụ hoàng đế Tống Huệ tông. Đồ Quân diêu nổi tiếng với nước men dày, sau này nơi đây còn có những sản phẩm tuyệt đẹp với nước men màu trắng bạc như màu của ánh trăng, màu xanh da trời và màu đỏ của hoa hồng. Đồ Quân diêu thường được đánh số từ một đến mười để chỉ cỡ của món đồ, số một là lớn nhất, số mười là nhỏ nhất.
RẠN: Một tập hợp các vết rạn men. Vết rạn được hình thành khi không có sự tương thích giữa men và cốt thai.
RURI: Gốm sứ trơn phủ men xanh.
SEIJI (THANH TỪ): Là loại gốm celadon trơn men xanh lục nhạt.
SHOKI-IMARI: Đây là loại Imari cổ xưa và lâu đời nhất được sản xuất thể theo lối sử dụng và sở thích của người Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu cho rằng Sokhi-Imari có niên đại từ khi đồ gốm sứ bắt đầu được sản xuất, khoảng năm 1620 cho đến khi bắt đầu mở rộng buôn bán xuất khẩu với Hà Lan và Cận Đông năm 1659. Shoki-Imari trở nên hiếm hoi và đắt đỏ, và hiếm khi tìm thấy bên ngoài Nhật Bản.
SOMETSUKE: Một thuật ngữ theo tiếng Nhật có nghĩa là Imari được trang trí thanh hoa dưới men.
STRAITS CHINESE PORCELAIN: Sứ sản xuất để phục vụ cho cộng đồng người Hoa ở Penang, Malacca và Singapore. Một thuật ngữ cổ hơn để chỉ đồ này là đồ Nonya (Nyonya), đồ sứ dành cho những người phụ nữ Trung Quốc đã kết hôn ở Singapore.
SWATOW: Sứ Swatow được sản xuất ở tỉnh Fukien, Trung Quốc và cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 để xuất khẩu, hình dáng và lối trang trí rất đa dạng tuỳ theo đất nước mà chúng được xuất khẩu đến. Đồ sứ Swatow có đặc điểm nổi bật là đế có cát, men xám thô, và trang trí men xanh rất mờ (ngả xám).
VĂN CHẢI: Là lối trang trí với những chấm hay kẻ sọc được tạo ra bằng cách ấn răng lược hoặc cào răng lược trên cốt thai còn ẩm.
WUCAI (NGŨ THÁI): Ngũ thái là một thuật ngữ đề cập đến các màu đỏ, vàng, lục, lam và đỏ tía được dùng để vẽ đồ án trên men. Ngũ thái là sáng tạo của những thợ gốm thời Minh Tuyên Đức. Thanh hoa ngũ thái thì xuất hiện đầu tiên ở thời Thành Hoá giờ trở nên rất quý hiếm. Ngũ thái thời Hoằng Trị nổi tiếng với các đồ án tùng, trúc, mai…Trong thời Chính Đức, có ngũ thái trên men, nhưng ít. Khi phấn thái ra đời thì số lượng đồ Ngũ thái lại giảm dần nhưng vẫn duy trì sản xuất trong suốt thời Ung Chính.