Kinh nghiệm nghệ nhân về Bonsai Bạt Phong (gió lùa)

AgriMark tổng hợp từ chia sẻ của các nghệ nhân về kỹ thuật làm Bonsai Gió Lùa,, mà ta thường gọi theo âm Hán Việt là Bạt Phong  (hay Xiêu Phong), trong đây phần chính là hướng dẫn của nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh trong Diễn Đàn Cây Cảnh Việt Nam:

Cây bạt phong là thể hiện được sự đấu tranh sinh tồn trong các trận bão lớn, hay ở những nơi nhiều gió như bờ biển, đỉnh núi hay triền núi cao…. Nguyên tắc chung của của cây bạt phong là bị tác động của gió liên tục nên các cành nhánh của cây đều phải thổi nghiêng hẳn về 1 phía.

Tất cả các dạng thân đều có thể làm phong cách gió lùa kể cả cây trực thẳng. Nguyên tắc chung là các chi cành đều phải uốn về một phía, dù cành ở phía bên nào của cây (trước hay sau chiều gió) uốn lên hay uốn xuống đều được nhưng khi uốn ta phải uốn sao cho vẫn phải khoe thân, khoe cành như bình thường. Tuy nhiên để làm một cây gió lùa đẹp khi chọn phôi chúng ta nên chọn các cây hơi nghiêng hoặc nghiêng nhiều (nhưng không nên chon các cây quá nghiêng gần như song song với mặt đất vì nhìn không đẹp và khi làm chi không thể hiện hết sự chống chọi của cây với phong ba) và bộ đế phải vững trãi để nhìn cây mạnh mẽ hơn.

Tuy chỉ là một phong cách gió lùa nhưng cũng có thể chia ra làm vài loại kiểu:

  • Bonsai kiểu đang bị bão, lại chia ra làm kiểu: bão mạnh và bão yếu.
  • Bonsai kiểu thể hiện kết quả của việc đã bị gió lùa nhiều năm.
  • Bonsai kiểu gió nhẹ (hiu hiu).
  • Bonsai kiểu gió lùa ở biển (đa chiều).
  • Bonsai kiểu gió lùa ở đỉnh núi (gió thổi lên).
  • Bonsai kiểu gió lùa ở vách núi (gió thổi xuống)…

1. Bonsai kiểu đang bị bão
A. Bonsai kiểu bão nhỏ:
 Các chi không cần phải uốn ngặt nghèo, các co đầu không cần quặt gấp về 1 phía mà có thể hơi lơi lơi, một số các cành cũng không cần uốn co sát chân cành mà có thể uốn từ khoảng cách xa hơn. (Thêm 1 điều kiện không bắt buộc là chiều cao lớn hơn chiểu ngang của tổng tàn cây).

B. Bonsai kiểu bão lớn: Các chi cành quặt gấp hẳn về 1 phía, các co đầu phải nằm sát chân cành. (Thêm 1 điều kiện không bắt buộc là chiều cao nhỏ hơn chiểu ngang của tổng tàn cây).

2. Bonsai kiểu thể hiện kết quả của việc đã bị gió lùa nhiều năm:
Cây nhìn vẫn cứng cáp, các chi cành nhìn thấy như không còn bị gió bão nữa nhưng do bị thổi liên tục cây và cành nhánh vẫn mọc nghiên hẳn sang 1 bên. Kiểu này áp dụng để uốn các chi cứng và loại có tàn dày.

3. Bonsai kiểu gió nhẹ (hiu hiu):
Kiểu này chỉ cần uốn lắc nhẹ chi về một phía sao cho nhìn có cảm giác chỉ là 1 cơn gió nhẹ nhàng thoảng qua.

4. Bonsai kiểu gió lùa ở biển (Đa chiều)
Uốn chi sao cho nhìn thấy các cành nhánh của cây có cảm giác như bị quăng bị quật vì gió ở biển đôi lúc hay đổi chiều đột ngột: các chi cũng bị lùa 1 bên nhưng không nhất thiết phải cùng 1 hướng, có thể chi này đang bị lùa nằm nghiêng hẳn song song với mặt đất, nhưng chi kia cũng bị thổi về 1 hướng nhưng do gặp ngay lúc gió đổi chiều nên bị quật ngược lên hay xéo về hướng ngược chiều chút.

5. Bonsai kiểu gió lùa ở đỉnh núi (gió thổi lên)
Theo chiều chuyển động của gió thì khi gió tạt vào vách núi phần sát trên đỉnh gió sẽ theo vách núi thổi hơi xéo lên trên (không nhất thiết), nên làm chi cho loại này ta có thể uốn hơi chếch lên cũng đẹp.

6. Gió lùa ở vách núi (gió thổi xuống)
Cũng theo chiều đối lưu của gió, những luồng gió trên cao thổi xuống vách núi, đụng vách sẽ theo hướng của vách núi đi xuống, các cành nhanh cây bị luồng gió này cũng bị hướng xuống.

*  Một số chú ý khi trồng cây gió lùa: nên trồng trong khay chậu rộng: như Oval, chữ nhật, khay dài hoặc phiến đá để nhìn cây mạnh hơn. Khi trồng trong tiểu cảnh như bờ biển, nên hướng chiều gió ra biển hơn là vào đất liền vì nhìn vậy thấy bão táp và tình hơn dù rẳng cây ngoài biển cũng có thể có lúc bị gió thổi vào hướng đất liền.

* Lưu ý: những sắc thái khác gần giống dạng Gió Lùa

(Phần này do Lê Đức Thiện tổng hợp hình ảnh và ý tưởng của Robert Steven do bác Vũ Hưng dịch, đăng trong chủ đề những kiến thức về bonsai phong cách tự nhiên )

Ví dụ 1: Đây không phải là cây gió lùa bởi không có cành lớn mọc ngược gió. Ta có thể hiểu đây là cây mọc nơi chân núi, bị che sáng 1 nửa nên cây mọc hết về 1 bên như vậy. Những cành mọc hướng vào chân núi thiếu sáng nên sẽ dần bị đào thải.

Ví dụ 2: Đây không phải cây gió lùa mà là cây mọc gần bờ nước. Rễ của nó bò tới gần mặt nước và cành lá cũng chạy theo hướng phát triển của rễ. Điều này nghe có vẻ mơ hồ nhưng nhiều nghệ nhân khẳng định ở điều kiện phát triển tự do thì phần cây bên trên là hình ảnh phản chiếu của bộ rễ

Ví dụ 3: Đây là cây mọc nơi lộng gió nhưng ngay lúc này thì trời im gió. Bằng chứng là cành còn sống mọc hết về 1 phía, cành ngược gió thì đã bị bẻ gãy. Các chi dăm mọc nhiều phía chứng tỏ lúc này trời im gió.

Thêm một lưu ý nữa là cần phân biệt dáng gió lùa và dáng nghiêng:

Dáng nghiêng là dáng cây mọc nghiêng (!) mà ta cần phải bố trí cành, rễ thế nào đó để khi ngắm tổng thể cây có vẻ đứng vững chứ không bị đổ nghiêng bởi trọng lực.
Dáng gió lùa là dáng mà cây phải chịu 2 lực tác động: trọng lực và sức thổi của gió. Để dễ hình dung, bạn hãy tưởng tượng một người đang cố đi ngược gió. Đầu người đó chúi về phía trước, quần áo phần phật bay về phía sau, thêm nữa là gió cuốn người đó nhổm khỏi mặt đất (chuyện nhổm khỏi mặt đất được giải thích ở hình cô bé cầm ô )

Gió mạnh thì cuốn tốc vật cản lên trời 

Chăm sóc uốn tỉa

Những cây dáng gió đùa yêu cầu phải cắt tỉa liên tục. Bởi để phát tự nhiên thì cành dăm sẽ to lên và góc uốn của cành dăm sẽ không còn hợp lý nữa.
Ý tưởng chưa được kiểm định: Giả sử bây giờ ta kê cục gạch dưới đáy khay cho cây nghiêng đi như hình dưới, liệu việc chăm sóc cây gió lùa có dễ dàng hơn chăng? Mình chỉ mới thực hiện ý tưởng này, chưa có kết quả. Mọi người cùng thử và đánh giá giúp mình nhé.
Phải chăng ông Robert khuyên nên dùng cây lá bản để tạo dáng gió lùa bởi cần cắt sửa thường xuyên với dáng này, mà cây lá kim không chịu nổi việc đó?

Trên đây là những kinh nghiệm về cây Bonsai BẠT PHONG. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm này cộng với trải nghiệm thực tế trong quá trình tạo tác, các bạn sẽ xây dựng cho mình một tác phẩm BẠT PHONG hết sức ấn tượng và đầy sáng tạo.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: 28 kinh nghiệm quý về “nghề” chơi cây cảnh ll Kinh nghiệm trồng cây trên vách đá

Kinh nghiệm nghệ nhân ll Kinh nghiệm nhà nông

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG