Sẽ không sai khi nói rằng, nơi nào có ong thì nơi đó có sự trù phú, tươi mới. Mặc dù ong đôi lúc vô cùng phiền phức nhưng nếu không có ong, 30% vụ mùa sẽ không được “bung lụa”, hay 90% loài cây cần thụ phấn chéo sẽ không thể hoàn thành nghĩa vụ.
Nhưng bạn có bao giờ thắc về quá trình hình thành, phát triển của loài ong không? Nhiếp ảnh gia Anand Varma sẽ cho bạn câu trả lời khi đã theo dõi và ghi lại quá trình này 1 cách tỉ mỉ.
Theo Anand Varma quan sát được, trong 21 ngày, ấu trùng nở ra từ trứng ong, sau đó phát triển thành nhộng và trở thành ong non.
Trứng ong có hình dạng giống 1 con giòi.
Trứng ong có hình dạng giống 1 con giòi, màu trắng đục, đầu to nhỏ khác nhau. Phần đầu nhỏ dính xuống đáy lỗ tổ ong, sau này phát triển thành phần bụng của ong.
Trên vỏ trứng có chất dịch, trứng màu trắng sữa hơi trong.
Trên vỏ trứng có chất dịch, trứng màu trắng sữa hơi trong. Sau 3 ngày, trứng sẽ nở ra ấu trùng. Trước khi trứng nở, ong thợ chui đầu vào lỗ tổ tiết ra chất dịch màu sữa để trứng dễ nở hơn.
Sau 3 ngày, trứng sẽ nở ra ấu trùng.
Trong suốt thời kì ấu trùng, chúng được ong thợ bón mớm 1.000 – 1.300 lần/ngày nên ấu trùng lớn rất nhanh.
Ấu trùng lột xác 5 lần và không bài tiết mà được tích luỹ ở ruột giữa. Trước khi hoá nhộng, cặn bã này được thải ra ngoài đọng lại ở đáy lỗ tổ. Sau khi ong nở, ong thợ khác sẽ đến dọn “đống chất thải này”.
Ấu trùng lột xác 5 lần và không bài tiết mà được tích luỹ ở ruột giữa.
Nhộng ong thuộc loại nhộng trần. Đầu tiên nhộng màu trắng, sau biến thành trắng sữa rồi màu hồng nhạt. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự hình thành chân, cánh và các cơ quan bên trong của ong.
Nhộng ong thuộc loại nhộng trần.
Sau khoảng vài ngày, mắt của ong đổi màu: ngày thứ nhất màu sữa, ngày thứ hai màu phấn hồng, ngày thứ ba màu hồng nhạt, ngày thứ tư hồng sẫm, ngày thứ năm là màu nâu sẫm.
Sau khoảng vài ngày, mắt của ong đổi màu.
Ong non sau khi mọc cánh sẽ cắn nắp lỗ tổ chui ra. Màng kén sẽ dính trên thành lỗ tổ, nên mỗi một thế hệ ong non ra đời lại làm dung tích lỗ tổ hẹp lại và có màu đen.
Ong non sau khi mọc cánh sẽ cắn nắp lỗ tổ chui ra.
Sau khi “hoàn thiện”, ong có thể tự đi tìm mồi và bắt đầu cuộc sống tự lập của mình.