Côn trùng – Nguồn thực phẩm bổ dưỡng của nhân loại

Các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Hóa học Mỹ đã dành nhiều tháng liền để tìm ra lợi ích dinh dưỡng của châu chấu, dế, sâu gạo và sâu bột. So với thịt bò, 2 loại côn trùng đầu tiên là châu chấu và dế chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn, đặc biệt về hàm lượng sắt, một trong những lợi ích chính của thịt bò.

Bản báo cáo được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội vào ngày 26.10 cho biết những phát hiện này mở ra một nguồn cung cấp thực phẩm bền vững mới và giàu chất dinh dưỡng cho con người.

Trước đây, các nhà khoa học cũng đã phát hiện côn trùng chứa một hàm lượng protein cao. Nhưng nghiên cứu mới nhất này cung cấp thêm một cái nhìn mới về những chỉ số dinh dưỡng của côn trùng. Quan trọng nhất chính là tìm ra nguồn thay thế sắt, vốn có nhiều trong thịt.

Thông thường, chúng ta chỉ biết nếu một chế độ dinh dưỡng không có thịt thường không cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể, gây ra bệnh thiếu máu do sắt. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến khả năng nhận thức thấp, hệ miễn dịch yếu, ảnh hưởng tới thai nhi và nhiều chứng bệnh khác.

Khoáng chất bao gồm canxi, đồng và kẽm từ châu chấu, dế và sâu bột cũng dễ được hấp thụ hơn so với các loại khoáng chất tương tự có trong thịt bò. Tiến sĩ Latunde-Dada, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết kết quả này sẽ giải quyết phần nào nhu cầu dinh dưỡng của dân số ngày càng gia tăng không ngừng trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã biết chế biến nhiều món ăn ngon từ côn trùng. Tuy nhiên, ngoài hình thù “ghê sợ”, nhiều người chưa dám thử các món ăn này do lo ngại vấn đề ngộ độc thực phẩm.

Những món ăn từ côn trùng phổ biến ở miền Nam

* Đuông dừa

Đuông dừa có lẽ là món mang lại nhiều cảm xúc nhất cho cả người ăn lẫn người chứng kiến. Đuông dừa là côn trùng sống trong thân cây dừa, trông như con dòi khổng lồ, toàn thân luôn uốn lượn. Tại Sài Gòn, đuông dừa được xem là đặc sản bởi không phải khi nào muốn ăn cũng có, giá mỗi con đuông lên đến vài chục nghìn đồng. Cách ăn thường thấy là rót chén mắm mặn, dầm ớt, thả đuông sống vào bơi trong chén mắm. Người ăn dùng tay bốc phần đầu con đuông sau đó cho cả con vào miệng. Đuông có vị béo. Là món khoái khẩu của dân nhậu.

* Nhện

Nhện chiên bơ ban đầu chỉ có ở Bắc Kinh (Trung Quốc) hoặc Campuchia, nay món ăn này cũng đã bắt đầu có mặt tại Việt Nam, đặc biệt là trong các lễ hội ẩm thực.

* Bò cạp

Bò cạp núi chiên giòn cũng là một trong những món đặc sản kích thích thần kinh những người sợ côn trùng.

* Châu chấu

Châu chấu chiên có vị giòn và thơm, tuy nhiên không phải ai cũng dám ăn.

*Ve sầu

Khi sống dưới đất, ve sầu hoàn toàn không có cánh. Nhưng đến mùa hè, ve sầu sẽ đào một lỗ nhỏ từ dưới lên, sau đó chui ra vào lúc hoàng hôn rồi leo lên cây. Đây là quá trình ve sầu lột xác, giúp chúng móc thêm đôi cánh cứng để bay và tìm kiếm bạn tình.

Tại Việt Nam, nhất là người miền Tây, họ không những không sợ ve sầu mà còn coi loài vật như một món ăn đặc sản. Dù có vẻ ngoài gớm ghiếc nhưng ve sầu là động vật chứa nhiều dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu biết cách chế biến, ve sầu sẽ trở thành món ăn có hương vị đặc biệt thơm ngon.

*Dế

Dế mèn một loài côn trùng cho hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Theo các nhà khoa học, 3 lạng dế mèn có hàm lượng dinh dưỡng bằng 3 kg thịt bò – một chỉ số khá hấp dẫn. 

Một số lưu ý trong chế biến món ăn từ côn trùng

– Không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành món ăn.

– Những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn côn trùng.

– Khi so chế phải lưu ý: Ngâm, thả côn trùng vào nước muối ấm, nước vôi… để côn trùng bị kích thích thải hết chất độc trong ruột, tại các tuyến ngoại tiết; Loại bỏ ruột, cánh, chân, đầu, vòi;

Rửa sạch bằng nước ấm, nước muối để loại bỏ vi sinh vật, chất bẩn bám trên thân côn trùng; Để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến.

– Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, nấu chín nguyên con không qua sơ chế, vệ sinh…

– Khi có người bị ngộ độc côn trùng, cần tìm cách làm cho bệnh nhân nôn hết thức ăn ra. Cho người bệnh uống than hoạt tính hoặc đậu xanh giã nát hay nước ngô non để hấp thụ chất độc trong cơ thể người bệnh.

Sau đó nhanh chóng chuyển người bệnh tới bệnh viện để được kiểm tra và chăm sóc tốt nhất.

Xem thêm: Ăn cá lóc nướng trui, nghe câu vọng cổ ngọt lùi

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0898 422 418 - 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
(Website đang trong giai đoạn Cập Nhật Hoàn Thiện)
EMG