Theo y học cổ truyền, tắc kè có vị mặn, bình, quy kinh, có ít độc tính. Thành phần chủ yếu có trong tắc kè là chất béo, các loại axít amin. Dùng tắc kè làm thuốc có tác dụng bổ phế, ích tinh huyết, bổ thận dương. Khi dùng, người ta thường sử dụng một cặp tắc kè, ít khi chỉ dùng một con làm thuốc. Với những nam nhi yếu kém vè chuyện ấy, chắc chắn các món ăn dưới đây sẽ giúp họ tự tin hơn nhiều.
Rượu tắc kè: Tắc kè một cặp, nhân sâm 15g, nhục thung dung 50g, thục địa, bách bộ, mạch môn mỗi thứ 20g. Cho tất cả những thứ trên vào 1.000ml rượu trắng, ngâm trong vòng 1-2 tháng. Nên dùng trước khi ăn cơm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Rượu tắc kè có tác dụng bổ dương, ích tinh huyết.
Canh tắc kè nấu với chim cút: Tắc kè một cặp, chim cút 1 con, một chút gừng, gia vị. Làm thịt chim cút, chặt miếng sau đó cho tắc kè vào cùng, đổ một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, vặn nhỏ lửa hầm trong vòng 2-3 giờ. Khi ăn cho thêm gia vị, gừng, ăn 1 lần/ngày, ăn trong 1 tháng.
Canh nhân sâm tắc kè: Tắc kè một cặp, nhân sâm 10g, thịt thăn 100g, táo đỏ, gừng lượng vừa đủ. Thịt nạc, tắc kè, nhân sâm rửa sạch, tất cả cho vào bát rồi hấp cách thủy. Nên dùng món ăn này thay cho canh hằng ngày có tác dụng ôn tỳ bổ thận.
Cách Ngâm Rượu Tắc Kè
Đàn ông “yếu kém” trong chuyện phòng the thường phải chịu nỗi ám ảnh tâm lý nặng nề, giấu giếm tìm đến các loại tân dược mong muốn được sung sức hơn mà không biết Đông y cũng có những bài thuốc hay, dễ chế biến, an toàn. Xin giới thiệu với các quý ông cách chế rượu tắc để chữa trị chứng bệnh khó nói này.
Tắc kè là nguồn dược liệu phong phú ở nước ta, được Đông y xếp vào loại thuốc bổ dương. Tắc kè có vị mặn, tính ấm, quy vào các kinh phế và thận, có công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, nói chung là các hoạt động sinh dục kém…
Bài 1: Ngâm rượu thuốc tắc kè tươi: Tắc kè tươi 1 đôi (1 đực, 1 cái), hà thủ ô đỏ 200g, ba kích 200g, nhục thung dung 100g, đẳng sâm 200g, huyết giác 20g, đại hồi hoặc tiểu hồi 10g, trần bì 10g, đường trắng 200g và 4 – 5 lít rượu trắng 35- 400.
Tắc kè mổ bỏ hết phủ tạng, chặt bỏ chân, đầu, dùng bông thấm cồn 700, lau sạch máu, sau đó cho rượu trắng, gừng tươi giã nát bóp đều vào tắc kè, để 30 phút cho hết mùi tanh, để cho khô se, ngâm rượu cùng các vị thuốc khoảng 2 – 3 tháng là dùng được. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml, uống trước khi đi ngủ hoặc trước khi ăn.
Bài 2: Ngâm rượu thuốc tắc kè khô: Tắc kè mổ bỏ hết phủ tạng, rửa sạch bằng cồn 700 hoặc rượu trắng ngâm gừng cho hết mùi tanh. Sau đó phơi hoặc sấy khô.
Khi dùng chặt bỏ đầu từ phần mắt và 4 bàn chân, có thể để cả con hoặc chặt thành khúc nhỏ, sao vàng cho có mùi thơm hoặc giã dập. Ngâm 100g tắc kè khô với các vị thuốc như trên.
Bài 3: Ngâm rượu tắc kè đơn độc như sau: Tắc kè khô 1 hoặc vài đôi, ngâm với 1 lít rượu trắng 35 – 400, có thể thêm trần bì hoặc vỏ cam vào cho thơm, ngâm trong khoảng 1 tháng là dùng được. Lọc lấy rượu trong uống.
Ngày uống chừng nửa cốc con (15 – 30ml). Có thể pha với mật ong cho ngọt. Uống vào buổi tối hoặc sáng sớm. Dùng cho những người hay mệt nhọc, đau xương, đau mình, đau ngang thắt lưng do thận yếu.
Theo: thuocvasuckhoe.net
Xem thêm: 19 món ốc ngon – sống trên đời cần phải ăn thử II Măng tươi, món độc mà ngon – Kinh nghiệm khử độc măng