Tổng hợp kinh nghiệm về cây sam núi

Cây sam núi là loại cây quý hiếm, có giá trị cao, được thị trường cây cảnh ưa chuộng do có lá nhỏ,bóng, nhuyễn rất đẹp, thân có vỏ sần sùi, dễ tạo chi, sức sống mạnh dù bị cắt tỉa nhiều, cây thành phẩm có vẻ rất già và giá khá cao.

Tên khoa học: Antidesma acidum
Tên khác: Chòi mòi chua, Chòi mòi lá trơn, Sam.

Sam núi là cây có khả năng chịu hạn tốt, cây có thân gỗ nhỏ. Cây có thể trồng ngoài trời hay trồng làm cây bonsai.

Cây sam núi mọc ngoài thiên nhiên, có nhiều ở các tỉnh Duyên hải miền Trung: Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên…đa phần mọc trên các trảng cát ven biển. Loài này trồng ở miền Bắc cũng sống được nhưng èo uột

Ở nơi khô cằn, thân cây có gốc sần sùi và cành thường vặn vẹo có dáng cây cổ thụ nên được khai thác để tạo dáng cây Bonsai.

Đặc điểm cây sam núi: Sam núi bonsai thường được nhiều người chơi cây cảnh bonsai ưa thích bởi bộ lá bóng mượt, hoa, trái nhiều màu …ít tốn thời gian chăm sóc. Ra hoa vào tháng 5 – 6, có quả vào tháng 8 – 9.

Cây sam núi có sức sống khá mạnh, cây còn được dùng làm cây thuốc trị bệnh.

Chủng loại:

sam núi có nhiều chủng loại:  lá lớn, lá trung, lá nhỏ, lá rí. Giới tính có:  sam đực, sam cái, sam lưỡng tính vừa ra bông vừa ra trái, thậm chí có loại vô tính nuôi cả 5 năm vẫn không thấy bông hay trái, nhìn phôi nhìn lá thì hầu như không phân biệt đuọc gới tính của cây. Cây khi bị sốc như khô nước, sâu bịnh thì dễ ra bông hay trái, bạn muốn ra trái nhiều thì trồng nhiều cây sam núi gần nhau nên dễ thụ phấn cho cây sai trái.

Theo kinh nghiệm của nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh thì có thể phân biệt ngay được lúc uốn chi : Sam Trái khi tì dây nhôm vào quấn dễ bị tróc lột da hơn Sam Bông.

Một số nghệ nhân kinh nghiệm đã tổng hợp những đặc tính của sam núi như sau:

1. Sam núi có sức sống mạnh. Ban đầu mới mua về nên trồng vào cát và để chỗ mát & không nhiều gió, sau cây sống mạnh thì đưa ra nắng.

2. Do chi của sam núi rất giòn, dễ gãy khi uốn nên cần phải uốn từ khi cành còn non (còn màu xanh hoặc hơi nâu), lá đọt xanh lợt, nếu đã chuyển sang màu nâu đen, hoặc chi to bằng đầu đũa, lá đọt xanh đậm thì không thể uốn được nữa.

3. Sam núi có giai đoạn ngủ, chỉ cần hơi lạnh như ở miền Nam cây ngưng phát triển (còn ở miền Bắc cây dễ ngủ luôn không dậy). Khi cây ngủ thì bớt nước, ngưng bón phân.

4. Sam núi chi cành rất mau lớn, đặc biệt là khi nuôi cành rớt (cành buông) hay cành đổ, nhánh vẫn phát triển rất nhanh, khi thay chất trồng anh em nên đợi lúc lá già và cây đang trong mùa tăng trưởng, nhớ kết hợp cắt tỉa bớt rễ già thì cây sẽ tái hồi phục rất nhanh.

5. Gỗ sam núi dễ bị mục, sẹo lại khó liền da. Đặc biệt là những sẹo gần gốc có độ ẩm cao càng nhanh mục. Bởi thế nói chung khi cắt cây cố gắng đừng tạo nhiều sẹo.

6. Không như cây linh sam mọc mầm tại nơi vết cắt, đa phần mầm sam núi mọc thấp hơn vết cắt 2-3cm, vì vậy khi khai thác về hoặc khi mua cây phôi về ta cứ để phần đầu cây cho hơi thừa 1 chút, sau này cây sống mạnh rồi thì cắt hạ xuống sau cho đúng với ý muốn của người chơi. Nếu ta cắt theo ý ngay từ đầu có thể dẫn tới việc mọc mầm không như ý muốn.

7. Cách tạo đế cho sam núi đối với những cây bị thiếu đế là: sam núi là loài cây bụi nên thường xuyên đẻ nhánh con ở gần gốc, những nhánh khi bò trên cát, bị cát lấp thì tự mọc rễ và tạo ra 1 thân cây mới. Vì vậy ta lợi dụng đặc tính này của sam núi để tạo đế: khi cây đẻ nhánh con ta đừng cắt bỏ mà để cho phát triển dài khoảng 30-40cm, sau đó ta uốn cho cành nằm xuống như 1 cái rễ, lấp đất lên phần cần ra rễ, nên nhớ không được cắt ngọn, để nó ngoi lên tại 1 điểm nào đó trên chậu và sống bình thường. Sau 1 thời gian cái nhánh đó sẽ ra rễ, ta kiểm tra khi rễ mạnh rồi thì cắt cái phần sau rễ đi, lúc đó ta có thêm 1 cái rễ bổ sung vào chỗ bị thiếu hoặc làm cho cây có bộ đế thưa thành bộ đế 24h luôn.

8. Chỉ lặt toàn bộ lá khi cây có nhiều lá vàng tự rụng. Cây mới lặt lá mà để trên cao gió nhiều dễ dẫn tới khô nước ở các nhánh yếu, có thể rất lâu sau nhánh này không bật mầm dù nếu bóc vỏ ra vẫn thấy còn xanh. Cần chuyển cây vào nơi ít nắng gió (ví dụ hiên nhà), chú ý không xịt bất kì thuốc gì sau khi lặt lá.

Sam Trái

(Ảnh tại vườn thực nghiệm hoa cảnh của AgriMark)

Bigbabol chia sẽ về việc giâm và chiết cành:

bước 1: cắt cành thừa bằng dụng cụ thật sắc bén. Chỉ giâm những cành không quá già hoặc quá non.
bước 2: cắt bỏ bớt những xương phụ thừa và tạo dáng luôn cho cây trong tương lai (không cắt lá).
bước 3: ngâm cành mới cắt vào một chỗ chứa mà nước có thể làm ngập hết cành trong khoảng 12h.
bước 4: chuẩn bị chất trồng cành giâm (100% cát xây dựng hạt to), nên rửa sạch cát trước khi sử dụng.
bước 5: giâm cành vào chậu đã có chất trồng, cố định cành giâm với chậu chứa và tưới nước cho thật đẫm.
bước 6: dùng một túi nylon đủ lớn để trùm lên hết cả chậu chứa cành giâm, cột chặt miệng túi sao cho không để không khí thoát được ra ngoài.
bước 7: đem vào nơi râm mát, tốt nhất là có chút ánh sáng trước lúc 10h.
bước 8: đợi và chờ khi nào lá và cành non ở cành giâm mọc ra nhiều và đến lúc thấy lá già là có thể tháo túi nylon.
bước 9: giống như cành chiết, từ từ cho ra nắng theo cường độ và thời gian tăng dần.

Lưu ý: KHÔNG thoa keo liền sẹo vào phần gốc chỗ cắt, giâm cây gì cũng vậy. Trước mình giâm tùng la hán sợ cây nó nhiễm bệnh nên thoa keo vào gốc, chắc mẩm cây sẽ được an toàn. Ai dè 1 loạt cành giâm chết sạch, có lẽ vì chỗ thoa keo đó là chỗ hút nước duy nhất của cây. Tuy hút nước trực tiếp như vậy thì vi khuẩn cũng xâm nhập vào theo, nhưng cây nó tự biết làm thế nào, không mượn mình lo!

Đất trồng sam núi

• Cát xây hạt to 60% (Giúp cây thoát nước tốt)
• Tro Trấu 20% (tro trấu là trấu đốt thành than đen nhưng chưa thành tro màu xám)
• Trấu sống 10 %
• Mụn dừa (sơ dừa) 10%

Sâu bệnh

Sam núi thường bị sâu cuốn lá nhưng bệnh này không đáng ngại, mà đáng ngại là cây bị xoăn lá do tuyến trùng, cách trị bệnh tuyến trùng anh em có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sau: furadan, basudin, vibasu…

Cách lấy mầm và cách tạo đế cho sam núi (nghệ nhân maivinhhy chia sẽ)

Không như cây linh sam mọc mầm tại nơi vết cắt, đa phần mầm sam núi mọc thấp hơn vết cắt 2-3cm, vì vậy khi khai thác về hoặc khi mua cây phôi về ta cứ để phần đầu cây cho hơi dư 1 chút, sau này cây sống mạnh rồi thì cắt hạ xuống sau cho đúng với ý muốn của người chơi. Nếu ta cắt theo ý ngay từ đầu có thể đẫn tới việc mọc mầm không đúng.
Đối với những chỗ bị thiếu mầm ta có thể tạo vết thương tại chỗ cần, sau đó bôi keo sẽ kích thích chỗ đó nảy mầm
Việc tạo đế cho sam núi đối với nhũng cây bị thiếu đế là: sam núi là loài cây bụi nên thường xuyên đẻ nhánh con ở gần gốc,những nhánh khi bò trên cát, bị cát lấp thì tự mọc rễ và tạo ra 1 thân cây mới.

Vì vậy ta lợi dụng đặc tính này của sam núi để tạo đế. khi cây đẻ nhánh con ta đừng cắt bỏ mà để cho phát triển dài khoảng 30-40cm, sau đó ta uốn cho cành nằm xuống như 1 cái rễ, lấp đất lên phần cần ra rễ, nên nhớ phải để phần ngọn tiếp tục dư, ngoi lên tại 1 điểm nào đó trên chậu và sống bình thường.Sau 1 thời gian cái nhánh đó sẽ ra rễ, ta kiểm tra khi rễ mạnh rồi thì cắt cái phần sau rễ đi, lúc đó ta có thêm 1 cái rễ bổ xung vào chỗ bị thiếu hoặc làm cho cây có bộ đế thưa thành bộ đế 24 h luôn

Trên đây là những kinh nghiệm được tổng hợp từ các nghệ nhân cây cảnh Việt Nam chia sẽ, hình ảnh sưu tầm trên mạng mang tính minh họa. Chúc các bạn vui vẻ và ứng dụng thành công khi tạo hình và chăm sóc cây Sam Núi.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm Sam Đài Loan  cực đẹp

Sam đài loan ( sam núi đài loan) tên tiếng anh Premna microphylla hay Premna . Đây là giống cây có lá rất đẹp ( có thể nhầm lẫn với sam núi nếu nhìn thoáng qua ). Loại cây cảnh này thích nghi rất nhanh với điều kiện khí hậu Việt Nam, nên hiện nay đã có vài nhà vườn nhân được giống cây sam Đài Loan. Sam đài loan còn được biết với tên sam hương, khi bình thường lá rất to ( như bàn tay) nhưng khi cắt tỉa cành một lần là lá gút nhỏ lại như lá kim quýt, sau vài lần cắt tỉa là lá gút nhỏ như lá sam núi.

Xem thêm: Kinh nghiệm của nghệ nhân về cây Linh Sam ll Kinh nghiệm chăm sóc Kim Thanh Mai ll Tìm hiểu về cây me và kinh nghiệm chăm sóc ll Những Kinh nghiệm khi chăm sóc cây cần thăng ll Mai Vàng – Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cơ bản

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG