Tìm hiểu về sừng tê giác và những kinh nghiệm phân biệt thật – giả

Công dụng của sừng tê giác 

Tê giác là một loại động vật ăn cỏ, móng guốc, sống chủ yếu ở châu Phi và châu á. Bộ phận được dùng làm thuốc của tê giác là sừng.

Theo y học cổ truyền, sừng tê giác có vị đắng, mặn, tính lạnh, không độc vào 3 kinh tâm, can, vị thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, an thần giảm đau, được sử dụng trong gần 70 bài thuốc cổ dùng để trị các chứng viêm nhiệt, các trường hợp sốt cao, vật vã, mê sảng, co giật, phát cuồng, cầm máu và cường dương… Sừng tê giác là thành phần của các bài thuốc nổi tiếng, công hiệu cao như: an cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, tê giác hoàn, tê giác địa hoàng giải độc… mà các thầy thuốc đông y không ai không biết đến. Khi chưa có thuốc kháng sinh hiện đại, một số trường hợp nhiễm trùng yếm khí như cam tẩu mã phải dùng đến sừng tê giác mới có công hiệu. Ðặc biệt, được dùng trong các bệnh dịch như: viêm não, nhiễm trùng nhiễm độc sốt cao, liệt dương và nhiều chứng viêm nhiễm khác.
Cách dùng thông thường là mài sừng tê giác trong nước đun sôi để nguội bằng dụng cụ sành sứ ráp cho tới khi nước mài trở thành dịch trắng đục như sữa để uống hay tán thành bột mịn uống mỗi ngày 0,5 đến 1gam, hoặc làm thành viên kèm theo thuốc khác tùy mục đích chữa bệnh. Cần lưu ý không dùng sừng tê giác cho người mang thai, những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều…) mà không có sốt, đặc biệt khi uống nước mài sừng tê giác xong không được uống nước chè đặc trước và sau 3 giờ.
Không ít y văn và trong dân gian được lưu truyền những huyền thoại về vị thuốc này giải quyết bệnh nan y. Ngày nay, một số trường hợp ung thư bạch cầu, viêm não Nhật Bản được điều trị phối hợp sừng tê giác. dùng trong việc hạn chế tác dụng phụ sau các đợt hóa trị liệu, chiếu tia xạ trong điều trị ung thư …Tuy nhiên, cũng cần phải nêu ra là: Chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về vấn đề này, hoặc có cũng chưa được công bố vì tê giác thuộc nhóm động vật bảo vệ đặc biệt có nguy cơ tuyệt chủng. Khoa học ngày nay cũng mới chỉ xác định được một số chất chứa trong sừng như: keratin, canxicarbonat, canxiphotphat, acid amin. Nước chiết có phản ứng alcaloid; chưa phát hiện được hoạt chất tác dụng.

Một miếng sừng tê giác được nhân viên bảo vệ cưa từ sừng của một con tê giác tại vườn quốc gia Kruger (Nam Phi) để ngăn chặn tình trạng săn bắn trộmNguồn ảnh(intermet)

Muôn trò “phù phép” sừng tê giác giả

Với các chuyên gia, bằng mắt thường cũng có thể phân biệt sản phẩm giả và thật, nhưng người thường thì khó nhận ra. Bởi sừng tê giác không mấy ai được nhìn thấy nên trước đây, bọn làm giả thường lấy sừng trâu nước để “chế biến”.

Tuy nhiên nếu có kinh nghiệm thì có thể phân biệt được thật giả bằng mắt thường. Ví dụ, thớ sừng tê giác to hơn với sợi thô hơn sợi trên sừng trâu, bò. Nếu tinh mắt có thể nhận thấy sừng trâu bò có nguồn gốc từ sọ nên khi để khô thường có vết nứt đồng tâm giống như vòng tròn tăng trưởng phía trong, còn sừng tê giác không có dấu hiệu này.

Tuy nhiên, để che mắt người mua, những kẻ làm giả thường bôi dầu, sáp lên sừng trâu, bò để chống nứt. Gốc sừng tê giác có lông cứng như lông bàn chải, nên những kẻ làm giả lấy lông của loài khác rồi dính vào. Cấu tạo sừng trâu, bò ở giữa có lõi trắng. Các đối tượng làm giả liền "khắc phục" bằng cách nhuộm đen đều…

Cũng có khi, thủ đoạn làm giả của các đối tượng rất quái chiêu. Chúng sử dụng phần gốc sừng là đồ thật, có da và lông phủ, sau đó mài giũa, ghép phần ngọn là sừng trâu. Phần ghép nối được khéo léo che giấu bằng cách phủ một mảng da và lông thật lên trên. Với thủ đoạn này thì ngay cả những tay buôn "có nghề" cũng dễ bị lừa chứ đừng nói đến người chưa nhìn thấy sừng tê giác bao giờ.

Ngoài ra, vị tiến sỹ này cũng từng phát hiện ra một số trường hợp làm giả bằng chất tổng hợp và bằng… tóc người. Chiếc sừng tê này đạt đến độ tinh vi đến mức nhìn mắt thường, chuyên gia cũng không thể phân biệt được. Xem xét tất cả các mặt cắt thì chiếc sừng này có đặc điểm, màu sắc và kết cấu giống hệt sừng tê giác thật.

Tuy nhiên khi thực hiện quy trình giải mã gene, máy đọc lại báo kết quả là gene người. Cũng có khi, chúng quái chiêu đến độ dùng phần gốc là sừng thật sau đó mài giũa và ghép với phần ngọn là sừng trâu. Phần ghép nối được khéo léo che giấu bằng cách phủ một mảng da và lông thật lên trên. Với thủ đoạn này thì ngay cả những tay buôn "có nghề" cũng bị lừa “dễ như bỡn”.

Trong các phương pháp thì làm giả từ sừng trâu bò vẫn hay được bọn xấu thực hiện bởi làm giả từ tóc hay chất tổng hợp phải sử dụng công nghệ khó và dễ bị phát hiện. Sừng tê giác cùng chất với tóc người, đốt lên có mùi cháy khét, trong khi các chất tổng hợp đốt lên có mùi nhựa. Về mặt hình thái, chế tác từ sừng trâu bò cũng dễ hơn rất nhiều. “Thời kỳ trước đây, bọn làm giả thường sử dụng sừng trâu nước nhưng nay chủ yếu là bò châu Phi. Làm từ sừng trâu nước thì nhiều người ViệtNam có thể nhận ra được nhưng làm từ sừng bò châu Phi thì quá khó để phát hiện. Chóp sừng của loài bò này giống sừng tê giác. Những tay buôn lậu không cần phải chế tác mà cứ cắt nguyên sừng của bò châu Phi đi lừa vẫn “ăn tiền”. Bởi từ màu sắc, vân… rất giống với sừng tê giác”, tiến sỹ Thế cho biết.

TS Thế cho biết, đội ngũ làm giả này ở Việt Nam cũng không hiếm. Một người bạn của TS Thế ở TP. HCM chuyên nhập sừng từ nước ngoài về để làm thủ công mỹ nghệ kể rằng: Mỗi lần hàng về thì có khá nhiều đến để nhặt và mua lại những chiếc giống sừng tê giác. Khi hỏi, có người còn nói tránh nhưng cũng có người thẳng chọn mua về để làm sừng tê giác. Mỗi chuyến hàng về họ nhặt cả mấy tạ, mỗi năm cũng tới vài tấn sừng. Thế mới biết, sừng tê giác giả trên thị trường chợ đen nhiều như thế nào.

Phân biệt thật giả.

Có nhiều cách để phân biệt sừng tê giác. Xin mời tham khảo kinh nghiệm của Ds: Nguyễn Văn Toanh – Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Bạch Mã Vạn Xuân.
Sừng tê giác là một loại thuốc quý, hiếm, giá thành cao (khoảng 95 đến 100 triệu VN đồng/100g), do vậy đầu tư cho các nghiên cứu làm sáng tỏ tính năng tác dụng của loại dược liệu này còn phải chờ đợi trong tương lai. Trên thị trường hiện nay trôi nổi nhiều loại sừng có nguồn gốc khác nhau. Một số gian thương làm giả sừng tê giác từ sừng trâu, sơn dương, sừng bò… Ðặc biệt người mua dễ nhầm lẫn với sừng trâu nước. Nhìn cảm quan bên ngoài ít ai phân biệt được thật, hư; thậm chí khi chiếu đèn soi, loại sừng này cũng phát ra ánh sáng hồng như sừng tê giác thật, một đặc điểm mà nhiều người vẫn lầm tưởng để cho là thật. Thậm chí sừng tê giác thật có đoạn hoặc có miếng không có đặc điểm này. Mài xác định mùi vị cũng vẫn không xác định được đâu là thật giả. Chỉ khi soi dưới kính hiển vi hoặc công nghệ hiện đại mới phân biệt được sự khác biệt về tổ chức học của hai loại sừng này. Và một điều quan trọng hơn cả là sừng tê giác mọc từ da, do vậy đây là một đặc điểm để loại bỏ nhận biết thật giả với các loại sừng đang được làm giả từ các loại sừng tôi liệt kê ở trên, đều mọc từ xương sụn. Các loại sừng giả thường có các vòng tròn đồng tâm giống như khi chúng ta cắt ngang thân cây gỗ, được nhìn từ tiết diện mặt cắt ngang của chiếc sừng, và đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết nhất dù là sừng cắt ngang đoạn thân, hay một miếng, hay đoạn ngọn, sừng tê giác thật không có đặc điểm trên. Khi có sừng tê giác thật rồi thì sừng rụng tại đầm lầy, hoặc trong rừng khi con tê giác chết, cũng có chất lượng rất khác với sừng được cắt tươi trên con tê giác sống, hoặc được săn .Vì vậy, người tìm mua sừng tê giác cần có sự tham vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

* Phân biệt bằng kiểm định ADN: 

Sừng tê giác thật được cấu tạo từ các tế bào sống có mang ADN tê giác nên khi xét nghiệm và phân tích ADN có thể dễ dàng phân biệt được.

Việc kiểm định ADN được thực hiện thông qua một mẩu tế bào sinh học lấy trên sừng tê giác gọi là mẫu sinh học thí nghiệm.

Việc giám định này trước hết, giúp ta không dễ bị lừa vì những loại sừng giả trên thị trường, không để những kẻ xấu lợi dụng. Không chỉ vậy, bởi vì tê giác là một loài động vật quý hiếm cần được bảo tồn nguồn gen nên xét nghiệm ADN sừng tê giác giúp truy hô nguồn gốc của loại sừng đó, trong trường hợp buôn bán trái phép, cố tình vi phạm pháp luật thì sẽ có hình phạt hợp lí. Kết quả ADN sau khi được phân tích là bằng chứng không thể chối cãi được.

Xem thêm: Kinh nghiệm nhận biết ngà voi thật – giả II Kinh nghiệm phân biệt mật ong thật và mật ong “dỏm” II Kinh nghiệm nhận biết da đà điểu và da trăng thật – giả

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG