Tìm hiểu về kỹ thuật cây bám đá, ký đá – Phong cách chơi “cổ – kỳ -mỹ”

Cây bám đá, ký đá là một phong cách chơi “cổ – kỳ – mỹ “, được nhiều người ưa chuộng.

Tạo một tác phẩm bonsai bám đá hay sống trên đá là một kỹ thuật đòi hỏi nghệ nhân phải hết sức khéo léo cũng như có chút am hiểu về sinh – thực vật học  Các bạn cũng có thể tham khảo và tìm hiểu phương pháp tạo cây bonsai bám đá từ nhiều nguồn thông tin cũng như học lỏm những kinh nghiệm của các nhà vườn, rồi tạo cho mình một tác phẩm”cây nhà lá vườn” để từ từ “tự sướng”.

AgriMark tổng hợp và giới thiệu những phương pháp và kinh nghiệm tạo rễ cây bám đá để các bạn tham khảo sau đây:

Thường có bốn cách trồng Bonsai trên đá: cho rễ bám đá, tạo hốc để trồng, ghim cây vào kẽ đá và trồng xen giữa đá.

(Trang trồng trong hốc đá tại vườn thực nghiệm AgriMark)

Cách trồng cho rễ bám đá: khi cây đã có bộ rễ khá dài, ta chọn một tảng đá sao cho các rễ phủ chụp lên tứ phía. Sau đó dùng dây nylon băng chặt bộ rễ vào đá. Không nên dùng dây kẽm (kể cả dây đồng, dây nhôm) vì dễ làm tốn thương đến bộ rễ. Lớp ngoài cùng bọc hòn đá là băng keo để giữ rễ vào bên trong cho chúng có cơ hội tìm kẽ hở trong đá mà chui bám vào. Nên đặt khối đá này vào chậu phủ đất khoảng ½, trên mặt chậu nên rãi một lớp đá dăm hay sỏi để ngăn cản rễ mọc trồi lên trên. Hằng ngày vẫn tưới nước cho cây, bằng cách để nước tưới lọt vào tảng đá mới tốt. Cần phải trồng như vậy trong một vài năm để rễ bám chắc vào đá mới cây ra ngoài uốn tỉa lại…

Tạo hốc để trồng: Nếu gặp tảng đá có hốc sẵn vào đúng vị trí thích hợp thì quá tốt, còn ngược lại thì phải dùng khoan hay đục thép tạo để trồng cây, như cách trồng cây trên hòn non bộ. Có điều khác ở đây là các hốc nên khoan lỗ thoát nước;đồng thời chung quanh hốc nên tạo thêm những đường rãnh, kẽ nứt để khi bộ rễ của cây phát triển mạnh chúng sẽ nương theo những kẽ hở trên đá mà bám chặt vào. Trong đất nên” bón” hỗn hợp đất sét và than bùn vào để bộ rễ trong thời gian đầu.

Ghim cây vào kẽ đá: Nếu gặp kẽ đá khá rộng phù hợp với bộ rễ của cây thì cẩn thận ghim bộ rễ lọt vào kẽ đá, bên ngoài cũng trét kín hỗn hợp đất sét với than bùn ,giúp rễ có đủ chất dinh dưỡng để sống.Trong trường hợp kẽ đá quá hẹp thì cuối cùng cũng phải dùng mũi khoan, khoan ba bốn lỗ nhỏ chung quanh đó để đặt đinh ghim vào hầu kềm giữ cây trồng được đứng vững. Cây được đặt vào nơi không có gió mạnh vá phải năng tưới để giữ hốc thường xuyên đủ ẩm, vài ba tuần nên bồi thêm đất …

Trồng cây xen giữa đá: Giữa vài tảng đá đặt cận kề nhau trồng Bonsai chen vào, rễ cây sẽ lan tỏa cùng khắp bám chặt vào đá cũng đem lại cho người thưởng ngoạn ấn tượng sâu sắc về cây sống trong địa hình khắc nghiệt…

PHƯƠNG PHÁP TẠO MÔT TÁC PHẨM BONSAI BÁM ĐÁ

+ Chuẩn bị nguyên vật liệu

Để làm bonsai ôm đá bạn cần chuẩn bị những nguyên vật dụng cần thiết như: cây, đá, dây nhựa để ghép cành, kéo, dao lõm, kéo tỉa cây, đồ ngoạm rễ, chĩa, cát sạch.

Để có cây bonsai ôm đá dáng đẹp thì bạn phải chọn đá có hình dạng đẹp như ý muốn của mình, cây bonsai phải là cây khỏe mạnh, có bộ rễ rộng và dài, chắc khỏe.

+ Các bước thực hiện cây bonsai ôm đá

Bạn tiến hành cắt bở những rễ thừa, không cần thiết của cây, dùng tay lấy hết cát ra khỏ rọ che, sau đó dùm nước rửa sạch, lưu ý thao tác phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm tổn hại đến rễ cây.

Sau đó bạn đặt cây lên tảng đá, cố gắng dồn rễ cây về một phía, bạn tìm những kẻ hở trên đá rồi đặt dễ cây vào, sao cho cây bonsai trông tự nhiên nhất là được. Còn những chiếc rễ nhỏ chưa phát triển thì bạn gối chúng lại với nhau.

Đặt rễ đúng chỗ, bạn dùng dây nhựa đã chuẩn bị sẵn để cố định rễ cây. Công việc này cần phải có 2 người, một người giữ rễ đúng vị trí đã định, còn người kia dùng dây nhựa quấn quanh chặt rễ vào đá ngoại trừ phần dưới đáy để rễ cây đâm vào đất hút dinh dưỡng.

Khi rễ đã được đặt đúng vị trí thì bạn phủ lớp đất lên trên phần đá trong chậu, sao cho nhìn vào không thấy đá những vấn thất phần cuối của thân cây.

Tưới nước cho cây, bạn nên tưới nước cây với liều lượng vừa phải, vì lúc này rễ cây còn yếu. Vì vậy, bạn nên chăm sóc cẩn thận để cây phát triển tốt.

+ Hoàn thành tác phẩm

Sau khoảng 2 năm cho cây phát triển và rể bám chặt vào đá, nếu cây phát triển nhanh thì chỉ khoảng một năm thì bạn có thể lấy cây từ trông chậu ra.

Khi lấy cây từ chậu ra bạn bỏ đất đi và rửa cho sạch để lộ bộ rễ cây ôm chặt đá, nên nhớ phải làm nhẹ tay để không làm hư rễ nhé.

Dùng dao cắt bỏ phần dây nhựa đã buộc để ghép trước đây, lưu ý không được cắt rễ cây nhé. Sau khi rễ cây đủ dài, dày, bám chặt vào đá, phần rễ này đã phát triển đáng kể, bạn sẽ thể trồng vào đĩa gốm để trưng bày.

Về cách chọn chậu, bạn nên chọn chậu gốm có màu nâu đen không tráng men hoặc màu xanh lá cây nhằm tạo sự hài hòa với cây bonsai.

Khi trồng vào chậu, thấy cành canh phát triển rậm rạp, bạn nên cắt tỉa thường xuyên. Khi các cành phát triển đầy đủ thì bạn xén lại cho đến khi này thấy hình dán bonsai đạt được vẻ đẹp đúng như mục đích của bạn nhé.

Cận cảnh những tác phẩm BONSAI BÁM ĐÁ Cổ – Kỳ – Mỹ của quốc tế,  mời các bạn thưởng lãm

Xem thêm: Những phong cách biến hóa sáng tạo của Bonsai hiện đại II Kinh nghiệm điều chỉnh rễ và kỹ thuật tạo rễ cho Bonsai II Tuyệt chiêu thúc cho cây mau lớn II Một số kinh nghiệm làm lá cây nhỏ lại – Người chơi bonsai cần biết II kỹ thuật “Van meer” làm vết sẹo lớn mau liền

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG