Những phong cách biến hóa sáng tạo của Bonsai hiện đại

Từ 4 dáng cơ bản Trực, Xiêu, Hoành, Huyền các nghệ nhân đã sáng tạo ra vô số phong cách biến hóa khác nhau, dựng nên những kỳ tác vô cùng ngoạn mục cho trường phái Bonsai hiện đại. AgriMark sưu tầm và tổng hợp những kiểu mẫu  – phong cách sáng độc đáo để các bạn làm tài liệu tham khảo, chia sẻ cho bạn bè và nhất là lưu trữ trong máy tính hòng chép thành một tập “bí kíp thượng thừa” truyền cho hậu duệ.

Kiểu khóm (raft style)

Là một thân cây đổ ngã xuống và từ đó mọc lên nhiều cây con. Kiểu này nhìn rất sinh động.

phong cách bè cây

Kiểu rừng (Forest Style)

Nhiều cây cùng loại hoặc khác loại đều được, nhưng ở Việt Nam thường chỉ chơi cùng 1 loại (kiêng “lộn giống”) mọc chung với nhau trong một chậu tạo thành hình ảnh một cánh rừng.

kiểu rừng

Kiểu bonsai 2 thân (Twin Trunk Style)

Cây có 2 thân mọc chung từ 1 gốc. Khi tạo kiểu này cần chú ý làm sao 2 vòm lá phải tách biệt nhau, không che sáng của nhau thì mới đẹp. Nhiều người bảo làm cây 2 thân khó hơn cây 1 thân nhưng mình thấy cũng vậy, vẫn áp dụng đúng các quy tắc: cành không che sáng nhau, không đối xứng.. là được

kiểu bonsai 2 thân

Kiểu cây bám đá (Root over Rock Style)

Ở Việt Nam rất thịnh loại này. Những cây bám đá thường có giá trị cao hơn do người ta cho rằng như thế mới thể hiện độ khó của việc làm cây. Tuy nhiên về mặt mỹ thuật chưa chắc những cây bám đá đã hơn cây trồng trong đất. Thông thường người ta dùng các cây họ ficus (sanh, si, đa..) có bộ rễ khỏe để làm cây kiểu này.

Kiểu văn nhân (Literati Style)

Là những cây gầy guộc mảnh mai nhưng già nua, là cây mà giới văn nhân nho sĩ ưa thích. Thông thường cây chỉ có vài cành ở trên cao và có cành buông. Chậu phải hẹp và hơi cao mới phù hợp với dáng thanh mảnh của cây.

kiểu bonsai văn nhân

Kiểu gỗ lũa

Là những cây bị lột một phần lớn vỏ, chỉ còn lại một đường đi từ gốc lên các cành. Phần gỗ bị lột vỏ sẽ đục đẽo sao cho thật tự nhiên rồi bôi thuốc lime-sulphur lên để chống nấm mốc. Cành bị lột vỏ gọi là Jin, thân bị lột vỏ gọi là Shari. Đây là kiểu phổ biến trong phong cách chơi cây hiện đại, bởi những cây có lũa mới được coi là đã từng trải gió sương dập vùi. Những loại cây gỗ cứng như thông, tùng, tùng la hán.. đều có thể làm theo phong cách này.

bonsai phong cách gỗ lũa

Kiểu liễu rủ (Weeping Branch Style)

Kiểu này mọi cành lá đều xuôi hết xuống đất như cành liễu. Kiểu này cũng giống như kiểu “lùa”, tức là cây nào chẳng có giải pháp tạo hình nào khả dĩ thì ta làm “rủ”. Tuy vậy cây vốn phát triển hướng thiên nên kiểu này chăm sóc rất khó, trừ cây liễu thật. Kiểu này nhìn hơi buồn nên ít người chơi, chỉ là vạn bất đắc dĩ mới dùng tới.

phong cách bonsai liễu rủ

Kiểu rễ chân nơm (Exposed Root Style)

Kiểu này toàn bộ bộ rễ nhô cao khỏi mặt đất, trong tự nhiên thường gặp ở vùng đầm ngập mặn hoặc ở vùng nước xói mạnh làm rễ trồi lên và cứng lại thành thân cây. Hiện nay kiểu này không còn phổ biến bởi bị cho là thiếu tính nghệ thuật.

kiểu bonsai có rễ như chân nơm

Kiểu cây 3 thân

Gồm 3 thân lớn mọc chung 1 gốc. Cách phân tàn của kiểu này cũng giống như cây 1 thân thôi, chỉ cần chú ý sao cho cành không che sáng lẫn nhau, không đối xứng, không đè lên nhau, khoảng cách các cành hợp lý.. là được.

kiểu bonsai 3 thân

Kiểu thân xoắn (The Twisted Style)

Kiểu này thân xoắn vặn như lò xo, trong tự nhiên chúng ta có thể gặp ở nơi có gió xoáy liên tục quanh năm như vùng trũng của một quả đồi. Kiểu này ít gặp ở Việt Nam, để tạo dáng được một cây xoắn vặn như vậy chỉ có cách dùng một vài chủng loại “tự xoắn” như cây Hoàng Đàn (Juniperus Communis) chẳng hạn.

kiểu bonsai vặn xoắn

Kiểu bộng thân (Split Trunk Style)

Thân cây mục rỗng ở giữa do côn trùng, sét.. minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cây trong điều kiện khó khăn. Một quy định cho kiểu này là bộng phải ở giữa cây (dù không phải chính giữa), bởi vì nếu thân chỉ còn lại 1 bên nhìn rất yếu đuối. (Cho mình đùa tí với cái hình ko liên quan tới bonsai dưới đây, nghiêm túc mãi chán lắm rồi! )

kiểu bonsai thân bộng bể

Tiểu cảnh-non bộ (Landscape Style)

Tiểu cảnh: là tác phẩm mô phỏng một cảnh quan thiên nhiên nào đó nhưng không phải là một quả núi (chân núi, bờ ao, con kênh xanh xanh..)

tiểu cảnh

Non bộ: Mô phỏng rõ ràng một ngọn núi, một dãy núi với đúng tỷ lệ cây và núi như là núi thật trong tự nhiên.

non bộ

PHONG CÁCH BON SAI KỲ QUÁI

Cây Quái là gì ? : Là mang hình ảnh thiên nhiên mang vào chậu để thể hiện những mặt đối lập trong nhân sinh quan thế giới quan của con người.
Bình luận: Do cây quái (quái thụ ) cũng là một bộ phận của bonsai nhưng chỉ khác cách thể hiện cho nên định nghĩa vẫn phải dựa trên Bonsai làm nền tảng, ở đây ta thoát khỏi dùng từ chậu cạn vì đã là quái thụ thì phong cách chậu cũng nên thoát khỏi những chậu thông thường mà chậu cũng phải thể hiện được phong cách của cây quái, do mang tính nổi trội, dị thường nên sự thể hiện hình ảnh của cây phải mang rõ những tính chất của nó, tính chất đối lập, thể hiện mặt trái của cuộc sống trong nhân sinh quan thế giới quan tư tưởng.

Bon sai ky quai - hoa canh buon ho

Tính chất
Có thể coi quái thụ là một cây phá cách mức độ cao (phá cách cộng với yếu tố kỳ lạ) và phải hội tụ những yếu tố sau mới xem như Quái Thụ.
– Mang tính cổ lão, tính công phu và tính nghệ thuật,tính ẩn dụ tượng hình, tượng ý cao kèm yếu tố phá cách nổi trội tác động mạnh người xem và có đầy đủ yếu tố thời gian về tạo tác, tạo hình.
– Do là cây quái nên không bắt buộc phải theo quy luật nhất đế nhì thân tam cành… mà cây có thể hai thân, hai gốc hai thiếu thân chỉ có gốc và chi … hay thiếu một vài phần thông thường của bonsai cổ điển đều không ảnh hưởng và có thể tạo thêm cảm giá mạnh mà thôi.
– Cây quái cũng không là cây Bonsai bị lỗi mà thành, ý định tạo tác cây Quái từ đầu, khác rất xa với một cây Bonsai bị lỗi do những kiến thức chưa đủ rộng về Bonsai hay cây Bonsai bị lỗi và gọi và gán cho nó là quái.
– Và Cây quái cũng không hẳn phải là một cây đẹp mà là cây mang hàm ý, mang tính diễn đạt,tính biểu trưng cao về điều mà tác giả muốn thể hiện với những góc cạnh lạ lùng do đó Cây Quái không hẳn phải là một cây đẹp.
Với tính chất trên cho phép ta loại bỏ những tác phẩm hay không được xem là cây quái (quái thụ).
Ví dụ :
– Phá cách nhưng không có yếu tố nổi trội, tượng hình tượng ý cao
– Cây kỳ quái, dị dạng, dị biệt, non tơ, cẩu thả hay phôi mới, cây non tuổi, kém thời gian tạo tác.
Một vài hình ảnh về cây Bonsai phong cách kỳ quái xin mời quý vị và các bạn cùng chiêm ngưỡng:

  Bon sai ky quai - hoa canh buon ho

Bon sai ky quai - hoa canh buon ho

Bon sai ky quai - hoa canh buon ho

 Bon sai ky quai - hoa canh buon ho

Xem thêm: Tìm hiểu về kỹ thuật cây bám đá, ký đá – Phong cách chơi “cổ – kỳ -mỹ” II Những hình vẽ cây thế cổ truyền và giải nghĩa điển tích 

 

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG