Kinh nghiệm phân biệt cây Bồ Đề & Lâm Vồ

Nhiều người cho là Bồ Đề và Lâm Vồ là một. Tuy nhiên, đó là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Sau đây là một số kinh nghiệm để nhận biết sự khác biệt cơ bản giữa bồ đề và lâm vồ, các bạn yêu thích nghệ thuật bonsai có thể tham khảo và nghiên cứu nhé!

Người ta thường dựa vào đặc điểm của lá để phân biệt cây bồ đề và cây lâm vồ.

Lá bồ đề (trái) và lá lâm vồ (phải)

Cây bồ đề

Cây bồ đề tên khoa học là Ficus religiosa; Thuộc bộ Rosales, là một loài cây thuộc chi đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.

Nó là một loài cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa, có thể cao tới 30 m và đường kính thân tới 3 m.

Gỗ bồ đề mềm, nhẹ, thớ mịn và đều, ít cong vênh, dễ xẻ, dễ chẻ nhỏ bóc thành tấm mỏng rất thuận tiện trong công nghiệp giấy, làm diêm,… Nhựa bồ đề thơm dùng trong công nghệ thực phẩm nước hoa và trong y học…
Có xuất xứ ở Ấn Độ, cây bồ đề được người theo Ấn Độ giáo Phật giáo cho là linh thiêng. Cây có lá hẹp hình quả tim với đầu chót dài những lá mới non có màu hồng.

Bồ đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối khoẻ nhưng không chịu được nhiệt độ cao và khô hạn. Cây phát triển mạnh trên đất sâu ẩm, tơi xốp. Ở vùng cao thích hợp với loại bồ đề nhiều nhựa. Ở vùng thấp nên trồng bồ đề ít nhựa.

Bồ đề có hai loại là bồ đề trắng và bồ để đỏ. Bồ đề đỏ khi lên búp non thì có màu đỏ nổi bật. Đặc trưng của bồ đề là phần đuôi của lá rất dài.

Cây bồ đề

Lá bồ đề

Cây lâm vồ

 Là loài cây được trồng rất phổ biến ngoài đường phố, công viên, khuôn viên công sở, trường học, bệnh viện, bến bãi, đường làng, ngõ xóm, đền đài miếu mạo, và ở khuôn viên nhiều chùa Phật giáo… là một loài cùng chi Ficus với loài bồ đề, có ngoại hình tương tự bồ đề, nhiều tài liệu trong nước gọi là lâm vồ hay đề lâm vồ, tên tiếng Trung là tâm diệp dong, tên tiếng Anh là rumpf’s fig tree hay mock bodhi tree (giả bồ đề), tên khoa học là Ficus rumphii. Cây phân bố rộng rãi ở nhiều nước Đông Nam Á, bao gồm Bhutan, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam. Ở Huế, lâm vồ có trước bồ đề hơn cả thế kỷ.

Do cùng chi thực vật nên hai cây có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng dễ phân biệt bằng cách dựa vào hình thái lá. Lá bồ đề có mũi kéo dài thành chuôi hình kim cong, dài 2 – 4cm, hệ gân nổi rất rõ, gồm nhiều cặp gân bên gần song song, mọc gần đối, phiến lá dày với mặt trên bóng láng, mép gợn sóng, đáy thường cắt ngang, cuống lá dài tương đương chiều dài phiến lá. Lá lâm vồ có mũi nhọn 1 – 2cm, hệ gân ít nổi rõ, các cặp gân bên thưa, mặt trên phiến lá thường không bóng láng, mép phiến lá không gợn sóng, đáy phiến lá thường hình tim, cuống lá thường ngắn hơn phiến .

Cây lâm vồ

Lá lâm vồ

Trên đây là một số kinh nghiệm cơ bản trong việc phân biệt, còn việc chọn cây bồ đề hay cây lâm vồ để chơi thì tùy vào sở thích của bạn cũng như những yếu tố mỹ thuật khác.

Xem thêm: Tản mạn về cây Thiên Tuế – Vạn Tuế, gọi như thế nào cho đúng? ll Tìm hiểu về các giống Mai Chiếu Thủy và kinh nghiệm phân biệt chúng  ll Phân biệt các chủng loại linh sam

CÔNG TY PHIM CÁCH NHIỆT VÀ TRANG TRÍ NHÀ XANH
76/80 Lê Văn Phan, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú - Tel/ Fax: 08 38610665
 Emai: [email protected] - Hot line: 0898 422 418
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
EMG