Kiến thức, kinh nghiệm về cây Nguyệt Quới – Hoa của thần chiến thắng

Nguyệt Quới (Quế!) hay còn gọi là hoa Trường Xuân, Hồng Nguyệt Nguyệt… là loài hoa rất nổi tiếng trên thế giới, vì nó vừa có hương lại vừa có sắc. Hoa có nhiều màu sắc như: màu trắng, màu phấn hồng, màu hồng đào, màu mận chín… Nguyệt Quế có hơn 20.000 loài, được xếp vào một trong 10 loài hoa nổi tiếng của người Trung Quốc. có một số loài như Nguyệt Quế lá nhỏ thường đựợc dùng làm cảnh.

Nguyệt quế có tên khoa học Laurus nobilis L., thuộc họ long não. Là loài cây thân gỗ hoặc cây bụi lớn với lá thường xanh, có mùi thơm, cao tới 10 – 18m.

Lá nguyệt quế dài khoảng 6 – 12cm và rộng khoảng 2 – 4cm, với mép lá nhăn và có khía răng cưa đều đặn. Nước ta nguyệt quế được trồng làm Cây cảnh, tạo dáng bonsai.

Người ta đã phân tích thành phần hóa học chứa trong nguyệt quế như hạt chứa 30% dầu; Lá chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là ceniol, geraniol, pinen. Quả nguyệt quế cũng thấy chứa tinh dầu

Nguyệt quế là nguồn cung cấp một loại gia vị trong ẩm thực từ lá, được dùng để tạo hương vị trong nấu ăn. Nó cũng là nguồn để làm vòng nguyệt quế của người Hy Lạp cổ đại.

Đây cũng là loại cây được sử dụng trong y học như làm thuốc giảm đau và chống viêm, chống oxy hóa, chống co giật trong động kinh. Quả nguyệt quế có tác dụng điều kinh, trị tiêu chảy, bạch đới, phù thũng; Lá cây dùng làm gia vị, làm thuốc; Quả có mùi thơm có tác dụng trợ tiêu hóa, chữa táo bón hay tiêu chảy.

KINH NGHIỆM TRỊ BỆNH

Để tham khảo, dưới đây là vài gợi ý sử dụng nguyệt quế trong trị liệu một số bệnh chứng.
– Trị khó tiêu ở dạ dày: Dùng lá nguyệt hãm lấy nước uống trong ngày.

– Chữa da bị kích thích: Lấy bột lá và quả nguyệt quế trộn cùng Vaseline rồi bôi lên vùng da bị kích thích.

– Trị tiểu đường: Dùng dưới dạng cà ri nấu ăn hoặc uống bột, mỗi lần 5g, uống với nước sôi để nguội.

Tên khoa học là Laurus nobilis L.

Quả nguyệt quế có tác dụng điều kinh, trị tiêu chảy, bạch đới, phù thũng; lá cây dùng làm gia vị; trái có mùi thơm có tác dụng kiện vị, phát hãn. Ngoài ra còn có thành phần In vitro, chống siêu khuẩn trái rạ, thủy bào chẩn, nhiều nơi còn dùng để trị ung thư.

Thành phần hóa học: Hạt chứa 30% dầu. Lá chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là ceniol, geraniol, pinen. Quả cũng chứa tinh dầu.Người ta cũng dùng hạt nguyệt quế để ép lấy dầu trong công nghiệp. Ở Âu châu quả cây được dùng để kích thích sẩy thai.

1. Tên dược: Flos rosae chinensis.

2. Tên thực vật: Rosa chinensis jacq.

3. Tên thường gọi: nguyệt quế hoa

4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: nụ hoa hái vào tháng 6 hoặc tháng 7 khi thời tiết đẹp. Sau khi nụ nở, phơi trong bóng râm.

5. Tính vị: ngọt và tính ấm.

6. Qui kinh: can.

7. Công năng: bổ huyết và điều kinh, giảm sưng phù.

8. Chỉ định và phối hợp:

·Ứ khí và huyết ở can biểu hiện như loạn kinh nguyệt, ít kinh hoặc vô kinh: dùng phối hợp nguyệt quế hoa với đương qui, đan sâm, và hương phụ.

·Lao hạch và sưng: dùng phối hợp nguyệt quế hoa với hạ khô thảo, xuyên bối mẫu và mẫu lệ.

9. Liều dùng: 3-6g.

10. Thận trọng và chống chỉ định: dùng quá liều nhiều dược liệu này có thể gây ỉa chảy. Nên thận trọng dùng cho các trường hợp tỳ và vị hư. Không dùng nguyệt quế hoa cho thai phụ.

Tên thuốc: Flos rosae chinensis.

Tên khoa họcRosa chinensis Jacq.

Bộ phận dùng: nụ hoa.

Tính vị: Vị ngọt, tính ấm.

Qui kinh: Vào kinh Can.

Tác dụng: bổ huyết, điều kinh, tiêu viêm.

Chủ trị:

– Ứ khí và huyết ở Can biểu hiện như loạn kinh nguyệt, ít kinh hoặc vô kinh: Dùng Nguyệt quế hoa với Đương qui, Đan sâm, và Hương phụ.

– Trị lao hạch và mụn nhọt sưng: Dùng Nguyệt quế hoa với Hạ khô thảo, Xuyên bối mẫu và Mẫu lệ.

Liều dùng: 3-6g.

Bào chế: Hái vào tháng 6 hoặc tháng 7 khi thời tiết đẹp. Sau khi nụ nở, phơi trong râm cho khô.

Chú ý: dùng quá liều nhiều dược liệu này có thể gây ỉa chảy.

Kiêng kỵ: Nên thận trọng dùng cho các trường hợp Tỳ và Vị hư.

Có thai: không dùng.

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu vài phương thuốc trị liệu tiêu biểu có sử dụng cây nguyệt quới do Bác sĩ Hoàng Xuân Đại cung cấp.

– Trị chứng đau phong thấp: Nguyệt quới 15g, rễ bông ổi 15g, rễ móng bò 15g nấu thành súp với thịt gà ăn hằng ngày hoặc ngâm rượu uống.

– Trị đau răng: Lấy vỏ than hoặc lá cây nguyệt quới nhai ngậm nhiều lần trong vài ba ngày.

– Trị chứng ho có đờm: Lá nguyệt quới khô 8 – 16g sao vàng sắc lấy nước uống trong ngày.

– Làm bổ phổi: Lấy hoa nguyệt quới sao khô và sắc uống ngày 1 thang.

– Trị vết thương: Lấy lá nguyệt quới khô nghiền thành bột đắp lên vết thương sưng đau. Ngày làm 1 – 2 lần

KINH NGHIỆM CHĂM SÓC

*  Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ: cây có thể sống và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23 ºC -29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC.

Ánh sáng: cây không thích ánh sáng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp vào buổi sáng và buổi chiều tối, ánh sáng nhẹ vào ban ngày.

Độ ẩm: cây cần độ ẩm cao.

Đất đai : đất thịt pha, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp.

* Sang chậu và thay đất :

Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.

Nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.

Dùng dao xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.

Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.

Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.

* Bón phân:

Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:

Từ 5-10 gam NPK 20-20-15

Bón phân Dinamix, khoảng 15-20 gam

Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất cũ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch.

*  Phun phân bón lá:

– Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Xen kẽ vào đó là dung dịch Chitosan phun kích thích

– Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

– Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

– Khoảng 15 đến 20 ngày cần phun kích thích sinh trưởng cho cây bằng dung dịch Chitosan, pha cao hơn nòng độ cho phép trên bao bì khoảng 10 đến 15%.

Trong thời gian này cần tăng cường Ka li để cây đảm bảo cứng cáp, an toàn cho việc phát triển cây.

  • Kinh nghiệm thực tế của nghệ nhân về cây Nguyệt Quới:

    (Chia sẽ của bạn Lê Quang Thuật, Bình Định): NQ có 3 loại: Loại lá lớn, lá nhỏ, lá vừa nhỏ vừa xoăn. Cách chăm sóc 3 loại này cũng như nhau. NQ lá lớn có đặc điểm là lá to gióng thưa dùng cho bonsai lớn, 2 loại còn lại thì có thể làm bonsai mini. NQ rất ưa loại đất pha cát ( đất phù sa), chịu hạn rất tốt, nguyệt quế rấ dễ chết khi bị úng nước lâu, nên khi trồng trong chậu nên để nước thoát nhanh. Khi cắt tỉa nên để lại vài lá hay mầm ở đầu cành, nếu bạn vặt hết những thứ đó thì cành đó coi như xong. Khi bứng cây từ vườn vào chậu nên chọn mùa khô là tốt nhất, nếu cây ngoài vườn được bạn chăm sóc tưới tắm thì hãy ngưng tưới khoảng 20 đến 30 ngày, sau đó hãy bứng vào chậu, khi đó bạn cắt tỉa rễ cây, cành cây thoải mái, nên nhớ là hãy cố gắng giữ được bầu đất càng tốt. Khi thay chậu thì bạn cũng phải ngưng tưới một thời gian. Làm như vậy khi mình bắt đầu chăm sóc trở lại nó phục hồi rất nhanh. Cành NQ cũng dễ uốn nhưng nhớ là đừng quá mạnh tay nếu không cánh dễ bị tét và gãy, cành to bằng từ chiếc đũa trở lại là uốn tốt, cành để quá to thì nó rất cứng. Rễ NQ là loại rễ chùm phát triển rất mạnh và cũng rất dễ bị thối nên khi thay chậu hay bứng từ vườn thì cố gắng giữ lại ít đất trên rễ.

Như đã nói ở trên, NQ là loại rễ chùm, rễ ra từng búi kết lại với nhau vậy nên khi bứng hay thay chậu nên giữ lại bầu, nếu gỡ hết đất ra và vặt bớt các búi rễ đó, bạn nào đã lỡ làm như vậy thì nên vặt hết các búi rễ nhỏ đó luôn (Trường hợp này thì đất cho cây phải khô và tơi nhuyễn, khi cho đất đến cổ rễ thì hãy tưới nước thật đẫm sao cho nước nổi lên vừa tưới vừa dùng vật đầu tòe chọc ngoáy quanh bộ rễ -đừng chọc trúng rễ nhé – để cho đất xuống ôm sát bộ rễ tránh trường hợp bị bọng rễ nước đọng và tiếp tục cho dần đất vào, trồng xong thì để 1 tuần sau mới tưới), nếu để búi đó lại khi vào chậu thì chắc chắn rằng đất không bao giờ lọt vào đó được và khi tưới nước sẽ đọng và thối rễ và…die. Còn trường hợp có bầu đất thì đơn giản hơn nhiều, ta trồng bình thường thôi. Khi cây NQ bị kiệt sức thì die là 95%, nếu có phục hồi lại được thì thời gian phục hồi là rất lâu và đòi hỏi bạn có một chế độ chăm sóc đặc biệt và có thời gian: Mang cây vào mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Phun sương lên lá nhiều lần trong ngày, giữ độ ẩm cho cây vừa đủ ( không ướt cũng không khô) nghĩa là vài ba ngày mới tưới một lần. Khi cây có phục hồi lại được thì sẽ mất một số cành bị khô( bỏ cành)
Và một điều đặc biệt là khi đem trồng cây NQ vào chậu hay trồng ra vườn, trong thời gian đầu không bao giờ bón bất cứ loại phân nào dù có pha loãng. Vậy bạn bón phân khi nào: là khi phát hiện cây ra nhiều mầm non.

Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc Kim Thanh Mai II Những Kinh nghiệm khi chăm sóc cây cần thăng

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG