Chiêm ngưỡng nét độc đáo của 2 trường phái sân vườn Á Đông

Trong khi vườn Trung Hoa mang phong cách của phong thủy thì những khu Vườn Nhật Bản đi theo hướng Thiền.

AgriMark tổng hợp những góc ảnh đẹp của 2 trường phái này để các bạn chiêm ngưỡng và xây dựng ý tưởng cho khu vườn nhà mình nhé.

* Vườn Trung Hoa

Trong những ngôi nhà cổ của Trung Quốc ngày xưa thường có các khoảng sân trong, ở đó thường được thiết kế một tiểu cảnh nhỏ làm nơi nghỉ ngơi, đi dạo tạo không gian thoáng cho các dãy nhà được bố trí xung quanh. những khoảng vườn tiểu cảnh đó thường được xử lý rất tinh tế và đặc trưng theo phong cách riêng của người Trung Quốc. yếu tố chủ đạo thường thấy đó là việc sử dụng nhiều đá kết hợp cùng cây xanh thảm cỏ tạo ra một khung cảnh thu nhỏ của thiên nhiên mà vẫn cho thấy sự tự nhiên uyển chuyển.

Những khoảng không gian tự nhiên này thường được xem như “khu vườn mặt trời”, là nguồn cảm hứng các nhà họa sĩ, các triết gia thường tìm đến ẩn cư trong các không gian sân vườn tiểu cảnh này.

Cả những sân vườn hiện đại cũng như cổ điển của Trung hoa đều bị ảnh hưởng bởi đạo Khổng và đạo Lão, với niềm tin tuyệt đối về sự cân bằng sẽ đạt được thông qua sự hòa hợp của những thứ đối ngược nhau. Bên trong sân vườn, một thế giới thu nhỏ của một không gian vũ trụ rộng lớn có thể được khám phá qua bốn yếu tố chính sau: Nước, đá, cây trồng và kiến trúc…

Nước trong sân vườn của người trung quốc

Nước được xem là nguồn sống của thế giới, nước lấp đầy các dòng suối, những con sông tạo thành các huyết mạch của trái đất. Nước mang nguồn năng lượng nữ tính, tính âm, nhẹ nhàng và mềm mại nhưng lại có khả năng vượt qua những tảng đá khô cứng. Trong khu vườn, nước còn giới thiệu thành phần của ánh sáng phản chiếu. Thành phố Tô Châu, thành phố vườn của Trung Quốc, nổi tiếng với những hồ nước và nguồn suối được thiết kế một cách công phu để trang trí cho các khu vườn nước. Những hồ nước kết nối ý tưởng về sự “trống rỗng” và “đầy tràn”, chúng soi bóng bầu trời trong xanh, quang đãng nhưng lại “chứa đầy” những gì chúng  phản chiếu.Đá

Đá: 

Đá mang tính dương, đối nghịch với tính âm của nước. Đá được coi là biểu tượng của sự trường thọ, đá tạo thành “khung xương” cho sự sống của trái đất. Từ triều Minh (1368 – 1644), những hòn đã có vị trí đặc biệt là một phần không thể thiếu trong vườn Trung Hoa. Những viên đá có hình dáng đẹp như những viên ở hồ Taihu, sẽ được đặt tại vị trí trang trọng. Ngoài ra đá còn có tính thực tế rất cao, có thể sử dụng làm những con đường, chia tách không gian, và những tường rào bao quanh các hồ nước.

Cây cối trong sân vườn

Cây cối được chọn như một thành phần của khu  vườn không chỉ bởi vẻ đẹp của chúng mà còn bởi giá trị biểu tượng và thơ ca. Cây cối là biểu tượng của sức sống, trong khu vườn nhất định phải có những loại cây có thể sống cả bốn mùa.

Thông, tre, và mận là “3 loại cây của mùa đông”, có thể sống tất cả các mùa trong năm, thể hiện cho sự thường thọ và dẻo dai. Những bông hoa mùa xuân được chọn bởi sự lộng lẫy của chúng. “ 3 loài hoa nổi tiếng” là hoa khô (thuộc họ mẫu đơn), hoa Báo Xuân và hoa Long Đờm, nở rộ trên các triền núi phía Tây Nam Trung Quốc trong suốt mùa hoa. 

Cây Mộc Lan và cây Mẫu Đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng và địa vị. Trong khi, hoa Cúc được sử dụng với mục đích y tế, thể hiện cho sự động viên những sự hi sinh cho cuộc sống tự nhiên. Hoa sen, là biểu tượng của sự  trong sáng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong khu vườn của người Trung Quốc. Những cánh hoa tinh khiết mọc lên từ bùn, là biểu tượng của một tâm hồn trong sáng vươn lên từ bóng tối hướng tới ánh sáng.

Kiến trúc hòa mình với thiên nhiên

Kiến trúc đại diện cho sự hiện diện của con người trong thế giới tự nhiên. Những đình thủy tạ, những cây cầu, đá lát, chùa chiền và cổng là những yếu tố quan trọng trong khu vườn truyền thống. Trong những khu vườn có tường bao quanh, những khung cửa sổ trống, cửa phòng thường tràn ngập những kiến trúc nhân tạo, đóng khung tầm nhìn, và mở ra cái nhìn lướt qua những khung cảnh bên ngoài vườn.

Những hàng rào mắt cáo có chức năng như những khung cửa sổ của khu vườn, khiến cho ánh sáng chiếu vào khu vườn tạo thành những hoạ tiết phức tạp hơn.

Với nỗ lực hòa nhập với thiên nhiên, vườn của  người Trung hoa sử dụng bốn yếu tố này để nhấn mạnh sự đồng lập nhưng đồng thời lại sử dụng chúng theo từng cặp một để tạo được sự cân bằng theo quy luật âm – dương

* Vườn Nhật

Những mẫu sân vườn Nhật Bản có được vẻ đẹp là nhờ việc kết hợp và trộn lẫn những thành phần khác nhau như sau: cát, đá sỏi, nước, các mẩu trang trí (đèn lồng, chậu rửa mặt, và rào tre), cây cỏ thiên nhiên và môi trường xung quanh. Một phần vẻ đẹp của sân vườn Nhật Bản đến từ cách thể hiền diển đạt biểu tượng của niềm tin tôn giáo vào đạo Phật và đạo thần Nhật Bản (Shinto).

 

Vườn Honbo tại Osaka

Sân vườn Nhật Bản dựa trên ba nguyên tắc: tỉ lệ thu nhỏ, chủ nghĩa tượng trưng và quang cảnh vay mượn.

Sân vườn được thu lại theo một tỉ lệ nhỏ đại diện cho quang cảnh và những địa điểm nổi tiếng trong một không gian nhỏ và đẹp. Cảnh đồi núi và sông được thu nhỏ lại bằng cách dùng đá, cát và sỏi. Chủ nghĩa tượng trưng được sử dụng hầu hết trong mỗi sân vườn Nhật Bản. Cát hay sỏi được cào tạo ra dáng những con sông, một khối đá và đá cuội có thể biểu tượng cho những hòn đảo nhỏ. Vay mượn cảnh quan nghĩa là sử dụng thu nhỏ một cảnh quan và cây trồng đã tồn tại để bổ sung cho sân vườn. Thiết kế sân vườn làm theo cách này cũng có nghĩa là một phong cảnh hiện hữu sẽ là phần của thiết kế chung.

Có vài kiểu mẫu khác nhau trong thiết kế sân vườn Nhật Bản:

– Karesansui: Mẫu sân vườn cát và đá
– Cha Niwa or Roji: Sân vườn trà đạo
– Tsubo Niwa: Sân vườn nhà
– Tsukiyama: Sân vườn dành cho đi dạo. Đây là loại sân vườn lớn
– Kaiyu-Shikien: Sân vườn dành cho đi dạo. Loại sân vườn này nay hầu hết đều là công viên.

Vườn khô Karesansui

Nét đẹp của một khu vườn Nhật Bản được kết hợp từ nhiều yếu tố đặc trưng: đá, nước và cây cảnh. Đá có ý nghĩa quan trọng trong vườn Nhật, là bộ khung và nền tảng của khu vườn. Đá hiện diện ở nhiều hình dạng khác nhau như đá giậm bước, móng cầu, tường, thạch đăng và thuỷ bồn. Đi kèm với đá, nước là một yếu tố không thể thiếu. Người ta thường lấy hồ nước làm trung tâm, tạo các địa hình tự nhiên như gò và núi rồi dùng thực vật cùng đá để làm những cảnh sắc tô điểm thêm hoặc phục vụ cho ý đồ sắp đặt theo một ý tưởng nào đó.

Vườn Daizen Ji tại Kyoto

Có nhiều phong cách khác nhau tuy nhiên nổi bật trong đó có các loại như: vườn khô Karesansui, vườn trà Chaniwa hay vườn đi dạo Kaiyushiki.

Vườn đá của Nhật Bản (karesansui) hay còn gọi là sân vườn thiền định (Zen garden) do ảnh hưởng đặc trưng mang phong cách Thiền tông và được áp dụng nhiều trong các thiền viện, trà thất. Không giống như những kiểu vườn truyền thống khác, vườn kiểu Karesansui không có sự hiện diện của yếu tố nước, đó đơn giản là sự sắp xếp của đá, sỏi, cát thành những hình gợi nên cảm giác sông, hồ, biển cả với núi đá, hòn đảo nhô lên. Kiểu vườn này thoạt trông có vẻ đơn giản, bình thường nhưng giá trị thực của nó đòi người ngắm cảnh phải ngồi trầm tư, mặc định và từ từ thấu hiểu ý nghĩa sâu xa hàm chứa bên trong những hình dáng đơn giản kia.

Vườn trà Chaniwa

Không cầu kỳ và bí ẩn như Karesansui mà mang vẻ tôn nghiêm, trầm mặc, vườn trà Chaniwa được thiết kế cho phù hợp với những nơi có tổ chức nghi lễ thưởng trà (Chanoyu). Bố cục của một khu vườn Chaniwa bao gồm trung tâm là trà thất chính với con đường mòn nhỏ bằng đá dẫn đến đó gọi là nobedan, điểm xuyết với những bụi hoa và cây cảnh xanh mướt. Ngoài nobedan, Chaniwa có thêm những đặc trưng khác như đèn đá, bể nước bằng đá hay hàng rào truyền thống làm bằng tre, nứa…

Vì chanoyu là một nghi thức trang trọng và chỉ những người khách được mời mới được buớc vào trà thất nên Chaniwa không phải là khu vườn để ai cũng có thể thoải mái vào thăm quan.

Vườn Ritsurin tại Takamatsu

Vườn Nhật theo thời gian đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản được ưa chuộng trên toàn thế giới. Không chỉ riêng ở Nhật Bản mà ở nhiều nơi khác trên thế giới cũng có vườn Nhật. Cùng dạo bước ngắm một số khu vườn Nhật tuyệt đẹp khác trên thế giới nhé:

Vườn Korakuen tại Okoyama

Vườn Nhật ở Cowra, Úc

Vườn Hamilton ở Wakaito, New Zealand

Portland, Mỹ

Vườn trà ở San Francisco, Mỹ

Một góc vườn Nhật tại Hà Lan

Xem thêm: Các thế núi của Non Bộ và kinh nghiệm tạo dựng Hòn Non Bộ đẹp ll 25 mẫu sân vườn đẹp dành cho ngôi nhà nhỏ llTìm hiểu về thú chơi gỗ lũa và cây khô nghệ thuật II Toàn cảnh Vua – Chúa Việt ăn tết, du xuân II Nuôi ngải, luyện ngải – Thế giới bí ẩn trong văn hóa dân gian II Cảnh đẹp quê hương tôi

CÔNG TY PHIM CÁCH NHIỆT VÀ TRANG TRÍ NHÀ XANH
76/80 Lê Văn Phan, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú - Tel/ Fax: 08 38610665
 Emai: [email protected] - Hot line: 0898 422 418
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
EMG