Chỉ đạo của Bộ Trưởng về An Toàn Thực Phẩm – Nông Sản

Theo chỉ đạo của các cơ quan ban ngành từ Trung ương tới địa phương, bắt đầu từ năm 2015  trọng tâm của ngành nông nghiệp là AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã khẳng định như vậy.


Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiện nay Việt Nam đã đảm bảo việc cung cấp về mặt số lượng các sản phẩm lương thực, thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước. Do đó, vấn đề trong thời gian tới là chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. “Chúng tôi nhận thấy, tình hình không xấu đi nhưng đã không được cải thiện như mong đợi của người dân. Với quyết tâm đó, Bộ sẽ có sự điều chỉnh cách làm và làm quyết liệt để tạo sự chuyển biến rõ nét trong thời gian tới”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh. 
Hiện người dân hết sức quan tâm đến các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, đặc biệt trong rau, trái cây, chè; tồn dư chất cấm và kháng sinh, nhiễm vi sinh nấm mốc đối với sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn 5-6% và vẫn có loại rau còn cao hơn. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Bộ sẽ có hành động quyết liệt để giảm tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép trong nông sản nói chung, và trong rau, chè, trái cây nói riêng. 
Cụ thể, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có liên quan đến cả khâu chế biến nhưng chủ yếu là do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người trồng. Bộ sẽ triển khai chương trình IPM ( Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp), đồng thời tiếp tục gia tăng việc kiểm soát. Bên cạnh đó, Bộ cũng đang nghiên cứu thay đổi hệ thống tổ chức quản lý điều hành. Theo đó, sẽ nghiên cứu điều chỉnh về chức năng nghiệp vụ một số đơn vị quản lý Nhà nước để phát huy cao hệ thống quản lý chất lượng (nhằm tăng cường giám sát) và bảo vệ thực vật (để hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách thông qua chương trình IPM. 
Đối với vấn đề về kháng sinh và chất cấm, Bộ đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của ngành chăn nuôi và thú y thực hiện các biện pháp quyết liệt nhất và chủ yếu là tăng cường giám sát để không có dư lượng trong sản phẩm chăn nuôi và thủy sản, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định. 
Năm 2014, Việt Nam đã tham gia, ký kết và sẽ thực hiện nhiều hiệp định tự do thương mại với Hàn Quốc, Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan, Cộng đồng kinh tế ASEAN bắt đầu hoạt động sẽ có nhiều thuận lợi hơn cho Việt Nam xuất khẩu những mặt hàng nông sản có quy mô xuất khẩu lớn như lúa gạo, cao su, cà phê, chè, thủy sản và đồ gỗ. Thị trường sẽ thuận lợi hơn, hàng hóa sẽ bán được nhiều hơn nhưng giá cũng cạnh tranh hơn. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, điều này sẽ mở ra những cơ hội tốt cũng như những thách thức cho nông lâm thủy sản của Việt Nam. Trong quá trình đàm phán, Bộ luôn phối hợp với các bộ ngành, đàm phám theo hướng tạo thuận lợi hơn cho nông thủy sản của nước ta, đặc biệt là những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và quy mô xuất khẩu ngày càng lớn. Bên cạnh đó, việc đàm phán không chỉ mở cửa thị trường đối với nông sản thô, nông sản sơ chế, mà còn mở cửa cả nông sản được chế biến sâu. 
“Việc mở cửa thị trường đồng thời Việt Nam cũng phải chấp nhận giảm thuế nhập khẩu một số loại nông sản mà bấy lâu nay chúng ta thấy rằng cần có sự bảo hộ để sản xuất trong nước như: đường, sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy, ngay cả với ngành đường hay sản phẩm chăn nuôi, Việt Nam đều bắt đầu có thể đạt được đến khả năng xuất khẩu”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định. 


 

Tuy tin rằng thị trường xuất khẩu các loại nông sản chủ lực của Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển ở mức cao hơn nhưng Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho rằng, điều này còn tùy thuộc vào năng lực của doanh nghiệp để hiện thực hóa các cơ hội đó. 
Về vấn đề thu hút doanh nghiệp đến với lĩnh vực nông nghiệp, Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đánh giá, theo phản ánh của địa phương và Bộ cũng nhận thấy rất rõ tác động của Nghị định chưa được cao như mong đợi và chậm đi vào cuộc sống. Có thể có nhiều nguyên nhân nhưng vấn đề không phải là ưu đãi thấp mà yêu cầu đặt ra có thể cao, bên cạnh đó nguồn lực địa phương và ngân sách Trung ương để hỗ trợ những chính sách đã ban hành còn hạn chế. Trong quý I/2015, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, địa phương rà soát để đánh giá lại để từ đó có những điều chỉnh, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đúng hướng./.

(TTXVN)

* Văn bản cần biết:

* Luật AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=96032

2. 

CÔNG TY PHIM CÁCH NHIỆT VÀ TRANG TRÍ NHÀ XANH
76/80 Lê Văn Phan, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú - Tel/ Fax: 08 38610665
 Emai: [email protected] - Hot line: 0898 422 418
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
EMG